外稿

【2019移民工文學獎/青少年評審獎】遁逃

圖片來源:Dương Trần Quốc on Unsplash

文/阮日輝(Nguyễn Nhật Huy)
翻譯/楊玉鶯

寺廟崢嶸矗立在山頂上。圓月皎潔的光穿透殘破的屋瓦。這偏僻的地方,應該連幽魂也不屑光顧。木材建造的寺廟佈滿了時間的痕跡,水霧和月光一同拜訪的夜晚,建築則閃爍發光。鋪在外牆的木片烏亮絕美,簡單樸素,未見一絲紋縷。高大的石質佛像佇立在正堂,不知是因為時間侵蝕、或被有心者挖取,佛像的眼窩已經凹陷,呈現一抹憂傷的黑。

我已窮途末路。我已在這山林中浪蕩數個晝夜,瀕臨昏迷,記憶混亂。那穿刺肉身的刀子,血,許多噴濺而已凝結的血跡還在臉頰上。我不準備接受刑罰。罪?我沒有罪。刀子在夜裡朦朧,我切一塊糕餅,讓自己清醒,睜開腫脹的雙眼繼續步行。附近有溪水的聲音。我繼續跑,直到因為口渴和飢餓,只能在地上爬行。我認不出方向。周遭都是寒冷的山霧。我的手觸碰到一處虛無,還是一級台階?

我是越南義安人[1]。聽親戚的話,我跑去台灣當年長者看護。離開時,我要用紅簿子[2]向銀行貸款,跟親戚、朋友借錢,才湊足一億五千萬越盾[3],辦理出國工作手續。我家鄉很窮困,所以不得不去。即便不知道台灣是方是圓,還是得賭一把。畢竟在家鄉成天辛勞也賺不到幾萬越盾,但聽仲介說去台灣,隨便工作一個月也能賺上幾千萬越盾,就去呀!在越南,我還有一個孩子在讀國中,還有年邁的父母。

今天已經是第五天了,我躲避著台灣的警察。我已將欺凌虐待我的那個人殺死。

從那天開始,我就踏上黑暗旅程

強光刺得我雙眼腫脹。我醒過來,看見那讓我晾在露水一整晚的暗灰台階。好冷,我雙足彷彿被緊緊捆住。我疲憊地拖著雙腳,經過一級級台階進入寺廟,看見巨大、有著深邃眼窩的石佛,祂靜默的雙唇上擺盪著蜘蛛網。透過破損的窗扉往外看,一切似乎都凍結。樹枝鋪蓋住寺廟的三分之二,果然是個逃躲的理想處。

徘徊了一會兒,終於撿到些許枯葉,鋪成一個窩,讓夜晚稍不寒冷。幾個破瓶罐可裝溪水來用。原始將無罪惡。我無罪。滾開!我不稀罕這個世界。我已找到平靜。這佛像是真實的,這碗是真實的。我很滿意,因為不需面對任何恐懼,在這裡,安全感完美得無需公斷。

我忽然想起剛踏上這座島的日子。一切都華麗,一切都比我家鄉那塊土地美好。我家鄉每個季節都是焚天烈日,沒有可以生長的植物。我剛到的那幾天,已被收進如狗籠般的房子。勞工們也都叫那裡是個狗籠。有時男女共處,也有時候分開。初到時,數個夜晚我幾乎不眠。我害怕錢不見。在這他鄉異地的頭幾個月,沒有工作,語言又不通,丟了錢會餓死。有時抱著錢睡著,卻又驚醒過來。這還不包括被欺詐,過來之前他們給了膳宿、住所的承諾,來到了卻扣前抵後,還要繳費用。有時足足幾個月沒工作,我們只能吃白飯和從家裡帶來的鹽。

未能習慣這裡死氣沈沈的靜,我一整天嗒然若喪。我告訴自己,總比過去要面對的那一切來得好。一把刀和一株凋零的花。我開始探索預定居住的地方。佛像後方是一間地下室,我燃起剩餘的蠟燭,低身往下去探索。漆黑的走道裡,石壁黏著青苔,傳來滴答水聲。黑暗中,我腳絆到某物,摔了個跤,撐起手,又碰到滑溜的東西。噁!將蠟燭照近一看,竟是一副枯骨。半黑半白的骷髏。我一驚,不顧漆黑的空間,拔腿奔跑。我思索:是否某人也像我這樣逃跑,最後枯死於此?驚嚇的感覺讓我縮起身子,挨坐在佛像腳邊。

夜晚不停顫抖。月光照過空檐,寺廟好像吸走全部月光。我繃緊身子,承受淒厲的山風,漸漸睡去。暗影似乎在抓我的雙腳,慢慢凝結成不像人亦不似鬼的形狀,切齒地笑:

「我將全部歸還,全數歸還我曾經承受的一切。你們壓在我身上,鏈住我。我飢渴。我死去,但我會連本帶利歸還。」

刀子猛地刺下。似乎有血流,但血也是黑的。我叫不出聲。我奮力爬到窗邊,想往下跳脱這驚駭的景象,刀子不停亂刺,漆黑劃過整個夜幕……月光照進來,我驚醒。原來是發憒[4]。我夢見那噁心的雇主。他臉滿疣子,鬆弛的皮膚,有潔白巨大的牙齒和深不見底的眼眸。我為何遇見他?因為我逃跑了。逃跑,只因希望待在台灣更久,希望能賺到更多錢。我肩上還扛著一整個家庭、一筆龐大的債務。

我當時接受了照護那老頭子的工作。老人很富裕,但性子無比怪誕,正常時很正常,一旦不舒服,就往我臉上扔那整片帶著糞便的尿布。他兒子則是虎視眈眈,等著隨時偷窺我洗澡。其實,我的工作內容也不外乎幫老頭子梳洗。我被禁止外出,一方面是擔心被警察捉拿,一方面也因為老頭子不允許。我近乎被軟禁。

更可怕的是老人的氣味。頭幾天,我一直因為那腥臊的氣味而作嘔。說是病患,但我覺得老頭子壯碩得像公牛,很多次幫他擦拭腿部時,老頭子邊揮手抓住我胸部,邊將那油膩的臉埋入我的頭髮。好幾次我打算逃離,去找別的工作,可因為怕被警察抓,而我在此地也不認識什麼人,只能咬緊牙關繼續。

有罪的到底是我,還是他們?

我跪在佛像前。

祢是否會保佑我?我只是這世間渺小的眾生之一,有如塵沙。第一次從窗格往外看,我驚悸於人類的微小,只像塵粒、沙子。我細聲唱起一段鄭公山[5]憂傷的歌曲:

何處塵沙化吾身,於來日茁壯成形?
啊,絕妙沙塵,太陽照亮浮游一生。
何處塵沙化吾身,於來日返化沙塵?
啊,疲累沙塵,什麼聲音節拍無止?

佛嗎?在這陌生之處,一個沒有身分的負罪者如我,只有渺茫的期望,可以得到祢的庇佑。又過一日,我感到筋疲力竭,癱軟在佛腳下。風呼嘯吹進,窗外的櫻花哭泣般綻放。我從水面看著倒影,黑眼圈繞著我失眠的雙眼。以前,在家鄉,母親也說過:「妳的人生會很憂傷。妳的眼睛太黑了。」我又啜泣想起那個夜晚。

老頭子在我睡著時爬到我身上。那沒有任何消毒水能去除的腥臊氣味撲進我鼻腔。我掙扎,但那看似病患的老頭子卻出奇地健壯。他用鐵鉗般的雙臂壓住我,開始撕破我的衣服,咬得我雙乳灼痛。我想起床頭的刀子,因為母親以前說過:「睡得不安穩是因為邪魔,床頭放把刀可以驅散惡靈。」我抓起刀子胡亂猛刺,隨即開始奔跑。

我想不起到今晚為止,自己已經躲了幾天。飢渴交迫,我好想放棄一切。我仰望佛像。木歸木,石依然為石。為何我落得此境?寺廟好像縮小成棺木、縮小成火柴盒,死氣蔓延。逃跑去找工作那天,仲介也將我塞進這樣的箱子,為了躲警察。那感覺直逼躺在棺木中,一種死亡的感覺。我灰心,我仇恨,我往上爬,為佛像雕一雙眼。祢看清楚了嗎?這就是我的人生!

我已經饒恕你們。殺了我吧,我不屑再嘗試人生。用刀子刺,別以這該死的幽寂殺我。牆壁,炸毀我吧。我有罪。我是魔鬼。我已厭倦遁逃。

疲累中,我又不知覺地睡去。一片白布輕輕地隨風蓋上我身。我皮肉崩裂,殘渣似乎結塊且被布塊吸取。銅鏡照亮我瘦骨嶙峋的身體和眼窩。我是一副白骨,沒有痛覺,猶如水滴漫流在浪面,爾後不動。高空上的月光穿過霧水,停在寺廟屋頂。

至今,我正前行往月亮底處。霧水和黑夜將不再,我潔淨得毋庸置疑。那是光永遠不滅又清澈的終點。但為何你們仍在審判我?噢不,我瘋了。月亮底處為何開出那漆黑的洞?我認為這是底處。月亮極美,也極無情。

我被帶走的最後一天,我仍留戀望著寺廟的破爛屋頂。祢會庇佑我嗎?

或許,我們都是身不由己的白鴿

我在警察局替K姊翻譯,對她的境遇感到惆悵。現在,她必須為自己的罪接受法律制裁,但人類的公理正義似乎很難斷定。當罪惡是千形萬狀時,那則成為難解之題。我越來越難以對一個人作出評斷。

聽她談起仲介,我更難過。越南人詐欺越南人。為了出國工作或遊學,人們有時必須支付昂貴的價格。對窮人而言,出國工作或去遊學是翻轉人生的方式,也是孤注一擲,但有時則會空手返鄉,或花錢討來傷痕。有時我會期望,假如越南不必經過對抗法國、美國的戰爭,我的國家現在應不至於太過貧困、人民不必四處離散討生活吧?期望是期望,但我也明白這世界並非如此不公平。

天色漸漸轉暗。我看著她瘦小的身軀縮在角落,雙眼凹陷,膚色蒼白,猶如缺少陽光。高凸的顴骨和深邃的眼窩讓她更顯乾瘦。暗影猶如一個籠子,壓在她身上,包覆著、吞噬著她。人生依然如此。無論身在何處,艱困都圍繞著。我聽見她細細的嘆息:「到哪裡都一樣,但還是得生活呀。」我不知如何言語。交接完畢,我返回住處。

我知道,在家鄉還有許多和她相似的人生。我無精打采漫步回家。今天飄著細雨。一隻披著潔白羽毛的鳥兒飛越老舊的屋頂,在雨中消失。

夜裡,我作了夢。奇怪的夢。我化為鴿子,且被困在籠子裡。我飢餓又口渴。我發瘋似的飛,頭猛撞籠子的柵欄,直到濺血。我周遭是無數同樣的鳥籠。發癲的鳥兒自啄身體,忽然之間從空中伸出抓住我們的手,扭斷脖子。

我驚醒過來,汗水濕了一身。時鐘停在凌晨兩點。我無法忘記K姊的眼神。無論我或她,都只是那些白鴿,在汪洋的人世生活,身分卻如此狹隘。忽然間,我想回家。

我搭乘VJ940班機回越南。飛機穿越灰色的雲朵,而我看見燦爛的陽光。周圍是白雲和嗡嗡的機械運轉聲。我討厭飛行時間,那是我和人類距離最遠的時候,也是最空虛的時候。我意識到人生毫無意義,甚至記住人生的困苦。我俯瞰下方。雲朵之後,台灣渺小而美麗。我看到K姊纖瘦的笑容。

似乎有一抹鳥影穿越陽光飛過,亦或只是一縷遙在他鄉的靈魂幻影。

——-

[1] 譯註:越南中北沿海地區的一個省分,屬熱帶季風區域,一年中只有夏、冬兩個明確的季節;是一個擁有高山、中游、平原和沿海地形的省份,與寮國的陸地邊境長達419公里。

[2] 譯註:權狀書,越南稱紅簿子。

[3] 譯註:約新台幣19萬元。

[4] 譯註:迷糊、神智不清的樣子。

[5] 鄭公山Trịnh Công Sơn(1939~2001),是越南最著名的現代音樂詞曲家,出生於越南得勒(Đắk Lắk)省,在順化(Huế)長大,於西貢(現為胡志明市)取得秀才學位;其作多為情歌及反戰歌曲,主要題材則為愛情和人生,共創作600餘首,廣為人知的則有236首;至2017年04月止,越南藝術表演局只對其中77首發予表演證書。

——-
本文為雙語呈現,以下為原文:

CHẠY TRỐN

Ngôi chùa nằm chênh vênh trên đỉnh núi. Trăng vành vạnh xuyên thẳng qua những mái ngói mục nát. Đây là nơi xa xôi mà chắc chẳng ma nào thèm đến. Ngôi chùa đa phần bằng gỗ và dấu vết thời gian đã bải hoải trên thân. Trong những đêm sương và trăng cùng ghé qua, chùa phát sáng long lanh. Tấm gỗ quanh chùa đen bóng tuyệt không có một họa tiết nào. Nó mộc mạc và đơn giản. Chính giữa là bức tượng phật khá lớn bằng đá. Hai hốc mắt tượng không biết vì thời gian hay ai khoét đi chỉ thấy sâu trũng lại một màu đen tê tái.

Tôi đã cùng đường. Tôi đã chạy mấy ngày mấy đêm lang thang nơi núi rừng này. Tôi gục ngã và thiếp đi. Trí nhớ lẫn lộn, con dao đâm xuyên qua người đó. Máu. Rất nhiều máu bắn còn khô vương lại trên má. Tôi không sẵn sàng nhận hình phạt. Tội lỗi. Tôi không có tội. Con dao mờ mờ trong đêm, tôi cắt một lát bánh lên ăn để đủ tỉnh táo căng cặp mắt sưng mọng mà đi. Có tiếng suối gần đây. Tôi tiếp tục chạy đến lúc lê trên đất vì khát và đói. Tôi không nhận ra phương hướng. Tất cả mọi thứ đều là sương núi lạnh lẽo. Tay tôi chạm vào một hư vô hay một bậc thang.

Tôi là người dân Nghệ An – Việt Nam. Nghe họ hàng rủ nên tôi bỏ sang Đài làm giúp việc trông người già. Khi đi, tôi phải cắm sổ đỏ ngân hàng và vay anh em bạn bè các nơi để có đủ 150 triệu làm thủ tục xuất khẩu lao động. Quê tôi nghèo lắm nên phải đi. Dù chả biết Đài Loan ra làm sao nhưng cứ liều. Ở nhà làm cật lực ngày không ra mấy chục bạc. Thấy người môi giới bảo sang Đài Loan làm vớ vẩn tháng cũng mấy chục triệu. Thế là đi thôi. Ở Việt Nam tôi còn đứa con nhỏ đang học cấp hai và bố mẹ già. Ngày hôm nay là ngày thứ năm tôi chạy trốn khỏi cảnh sát Đài. Tôi đã giết kẻ đày đọa và hành hạ tôi.

Ánh sáng lóa cắn vào đôi mắt sưng húp. Tôi tỉnh dậy thấy bậc thang u ám mà mình phơi sương cả đêm qua. Lạnh đến chân như thắt lại. Tôi lê từng bậc vào trong uể oải. Tôi nhìn thấy bức tượng phật lớn bằng đá có hai hốc mắt sâu hoắm. Mạng nhện lắc lư trên đôi môi im lặng. Nhìn ra ngoài cửa sổ đã gãy cánh thấy mọi sự như đóng băng. Cành cây phủ kín hai phần ba chùa. Quả là nơi lý tưởng để chạy trốn.

Loay hoay cuối cùng cũng nhặt được ít lá lót thành cái ổ để đêm đỡ lạnh. Mấy mảnh chai lọ vỡ đủ đựng nước suối để dùng. Nguyên thủy sẽ không có tội ác. Tôi không có tội. Cút đi. Tôi không cần thế giới này. Tôi đã tìm ra bình yên. Bức tượng này là thật. Cái bát này là thật. Tôi hài lòng lắm vì không phải đối mặt với sợ hãi gì nữa. Sự an toàn hoàn hảo khỏi phán xét. Tôi chợt nhớ những ngày đầu tiên đặt chân nên hòn đảo này. Mọi thứ đều hoa lệ. Mọi thứ đều đẹp đẽ hơn mảnh đất quê tôi rất nhiều. Quê tôi mùa nào cũng nắng cháy trời. Chẳng cây gì sống được. Những ngày đầu tôi sang đã bị gom vào cái nhà như cái chuồng chó. Mà giới lao động cũng gọi đấy là chuồng chó thật. Có khi nam nữ ở lẫn. Cũng có khi được tách riêng. Mấy đêm đầu tiên tôi thức trắng. Tôi sợ mất tiền. Ở nơi đất khách quê người này mấy tháng đầu chưa có việc. Tiếng không biết. Mất tiền là chết đói. Đôi khi ôm tiền ngủ thiếp đi lại giật mình tỉnh giấc. Chưa kể bị lừa. Lúc chưa sang thì họ hứa hẹn chế độ ăn ở, sinh hoạt thế này thế nọ. Sang rồi thì họ cắt hết tiền này, bắt đóng tiền khác. Có khi mấy tháng trời còn chưa có việc, chúng tôi chỉ ăn cơm trộn muối mang từ nhà sang.

Cả ngày bải hoải vì chưa quen sự yên lặng chết chóc ở nơi này. Tôi tự nhủ vẫn còn hơn là đối mặt với những gì đã qua. Con dao và một bông hoa đổ gục. Tôi bắt đầu khám phá nơi mình định sẽ sống. Sau bức tượng đá là một căn hầm. Tôi châm một ngọn nến cháy dở và cúi mình luồn xuống. Đường tối. Vách đá long tong rêu nước. Mờ mờ chân tôi vấp phải gì đó vã ngã xoài ra. Chống tay dậy lại chạm vào cái gì trơn trơn, ghê ghê. Ghé đèn sát lại thì thấy một bộ xương. Một bộ xương nửa đen nửa trắng. Tôi sợ và chạy vụt lên trên như không quan tâm bóng tối. Tôi lặng nghĩ: chắc ai đó cũng chạy trốn như mình mà bỏ mạng tại đây chăng. Nỗi sợ làm tôi ngồi thu mình lại và nép vào chân tượng Phật.

Đêm. Run cầm cập. Trăng rọi qua mái trống. Ngôi chùa như hút hết ánh trăng. Tôi gồng mình hứng những trận gió núi thê thiết rồi chìm vào giấc ngủ. Hình như có bóng tối kéo lấy chân tôi. Màu đen dần cô lại thành hình người không ra người, quỷ không ra quỷ. Cười gằn:

“Ta sẽ trả lại hết. Trả lại hết. Những gì ta phải chịu. Các người đè lên ta. Xích ta lại. Ta đói khát. Ta chết nhưng ta sẽ trả cả vốn lẫn lãi”.

Con dao đâm phập xuống. Hình như máu chảy nhưng máu cũng đen. Tôi không kêu thành tiếng. Tôi cố bò ra cửa sổ để nhảy xuống cho thoát khỏi cơn kinh hãi này. Dao cứ đâm loạn xạ. Ánh đen tuyền cắt cả màn đêm. Ánh sánh từ trăng rọi vào. Tôi bừng tỉnh. Hóa ra là mê. Tôi mơ thấy lão chủ gớm ghiếc của tôi. Khuôn mặt lão đầy mụn cóc và làn da lủng bủng. Hàm răng hắn to bạnh và đôi mắt sâu hun hút. Tại sao tôi gặp hắn ư? Bởi vì tôi đã bỏ trốn. Bỏ trốn để mong ở lại Đài Loan lâu hơn, mong kiếm được nhiều tiền hơn. Tôi còn cả một gia đình phải gánh trên vai, cả một khoản nợ khổng lồ. Tôi nhận việc trông nom lão già ấy. Lão giàu lắm nhưng tính khívô cùng quái đản. Bình thường thì không sao nhưng khi lão ta lên cơn khó ở là cả cái bỉm toàn cứt người ném thẳng vào mặt tôi. Thằng con lão thì hau háu chỉ chờ có dịp là nhìn trộm tôi tắm. Thực ra công việc cũng không có gì ngoài việc lau rửa cho lão. Tôi bị cấm ra ngoài phần vì tôi sợ bị cảnh sát bắt phần vì lão không muốn. Tôi như bị giam lỏng. Ghê hơn là mùi của lão rất kinh. Những ngày đầu tôi chực nôn vì cái mùi khăn khẳn, khai khai ấy. Gọi là người bệnh chứ tôi thấy lão to khỏe như con trâu mộng. Khi tôi lau đùi cho hắn nhiều lần lão quờ tay túm lấy ngực tôi rồi dí sát cái mặt phè phè đầy nhớt vào tóc tôi. Cũng tính trốn đi tìm việc khác nhiều lần nhưng vì sợ cảnh sát bắt và tôi cũng không biết ai ở nơi này nên cũng cắn răng ở lại.

Tôi quỳ trước mặt tượng Phật.

Người sẽ che chở tôi chứ? Tôi chỉ là một chúng sinh bé mọn trên cõi này. Cũng như hạt bụi. Cuộc đời nhỏ bé vậy đấy. Lần đầu, nhìn từ ô cửa máy bay, tôi thấy kiếp người nhỏ bé quá. Chỉ như hạt bụi, hạt cát. Tôi hát khe khẽ một đoạn nhạc Trịnh Công Sơn buồn bã:

“Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy?

Ôi, cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi.

Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi?

Ôi, cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi?”

Phật ư? Ở nơi xa lạ này, với một kẻ không căn cước, một kẻ phạm tôi như tôi, chỉ còn hy vọng mong manh sự che chở từ Người. Một ngày nữa trôi qua, tôi cảm thấy kiệt sức. Tôi nằm dài ra dưới chân tượng Phật. Gió thổi vào ào ào. Ngoài cửa sổ những bóng anh đào nở như muốn khóc. Tôi soi mình xuống mặt nước. Đôi mắt tôi thâm quầng vì mất ngủ. Ngày xưa, ở quê mẹ tôi cũng bảo: “Đời mày rồi sẽ buồn. Mắt mày đen lắm.”. Tôi lại bật khóc nhớ lại đêm ấy.

Lão chồm lên người tôi khi tôi đang say ngủ. Cái mùi khăm khẳm mà không nước tẩy nào rửa được sộc vào mũi tôi. Tôi vùng vẫy nhưng lão già tưởng ốm đau lại khỏe lạ kỳ. Hằn ghìm tôi xuống bằng đôi tay như kẹp sắt. Lão bắt đầu xé quần áo. Lão nhay nghiến đau rát bầu ngực tôi. Tôi sực nhớ con dao ở đầu giường vì mẹ tôi ngày xưa bảo: “Ngủ không ngon là do tà ma. Để con dao đầu giường sẽ xua được tà ma.”Tôi vớ lấy con dao và đâm túi bụi rồi vùng chạy.

Đêm hôm nay tôi không còn nhớ được tôi đã chạy trốn bao nhiêu ngày. Tôi đói và khát vô cùng. Tôi muốn mặc kệ tất cả. Tôi nhìn lên tượng Phật. Vẫn gỗ đá vậy. Vì đâu tôi nên nông nỗi này. Ngôi chùa như bé lại như cái quan tài, như cái hộp diêm. Cảm giác thật chết chóc. Ngày tôi bỏ trốn tìm việc làm, bọn môi giới cũng nhét tôi vào cái hòm như vậy để tránh cảnh sát. Nó thực sự là một cảm giác như nằm trong quan tài. Một cảm giác chết chóc. Tôi bất mãn. Tôi thù hận. Tôi trèo lên và tạc cho tượng Phật một đôi mắt. Người nhìn rõ rồi chứ. Đó là kiếp sống của tôi đấy.

Ta tha thứ cho các người rồi đấy. Giết ta đi. Sự đời ta không cần nếm nữa. Giết bằng dao đừng giết bằng cái u tịch vây khốn này. Bức vách kia nổ tung ta đi. Ta có tội. Ta là quỷ. Tôi chán nản chạy trốn rồi.

Mệt mỏi. Tôi lại thiếp đi lúc nào không hay. Một tấm vải trắng bay nhè nhẹ theo gió phủ lên tôi. Da thịt tôi bung ra. Cặn bẩn hình như vón lại và bị tấm vải hút đi. Nhìn vào mảnh gương đồng thấy mình trơ xương và hai hốc mắt. Tôi là bộ xương trắng. Tôi không đau. Chỉ như có từng giọt đang chảy trên mặt sóng rồi lặng lẽ bất động. Trăng vòi vọi trên cao xuyên qua sương trên đỉnh chùa.

Đến bây giờ ta đang đi đến đáy trăng. Sẽ không còn sương và bóng tối. Ta thanh sạch không cần nghi ngờ. Đó là nơi cuối cùng mà ánh sáng vĩnh viễn bất diệt trong veo. Nhưng sao các người vẫn phán xét ta. Ồ không, ta điên rồi. Đáy trăng sao lại mở ra hố đen thế kia. Ta tưởng đây là đáy. Trăng đẹp quá cũng vô tình quá.

Ngày cuối cùng khi tôi bị mang đi. Tôi vẫn cố nhìn theo mái chùa đổ nát. Người sẽ che chở tôi chứ?

* *

Tôi làm phiên dịch viên cho chị K tại đồn cảnh sát. Thật sự ngậm ngùi cho tình cảnh của chị. Giờ đây chị phải đối mặt với công lý cho tội ác của chị nhưng công lý của nhân loại xem chừng khó định nghĩa. Nó là những nan giải đề khi tội ác có muôn hình vạn trạng. Kiếp sống của muôn hình vạn trạng. Càng ngày tôi càng cảm thấy bối rối khi kết luận về một con người. Nghe chị kể về môi giới lao động, tôi lại buồn. Người Việt lừa người Việt. Để đi lao động hay du học đôi khi họ phải trả những cái giá cắt cổ. Đi lao động hay đi du học đối với người nghèo là giấc mơ đổi đời nhưng cũng là canh bạc. Có khi trắng tay mà về hay tiền mất tật mang. Đôi khi tôi ước giá như Việt Nam không phải trải qua những cuộc chiến tranh ác liệt với Pháp và Mỹ thì giờ nước tôi đã không quá nghèo, người dân không phải li tán khắp nơi để kiếm ăn như vậy. Ước là ước vậy thôi, tôi cũng biết cái thế giới này đâu cũng có bất công. Trời bắt đầu chuyển sang sắc thẫm. Tôi nhìn chị bé nhỏ, gầy gò ngồi co lại một góc. Hai quầng mắt trũng sâu. Làn da xanh xanh, tái tái như thiếu nắng. Hai gò má cao cộng với đôi mắt to sâu thẳm làm chị càng trông gầy hơn. Tưởng như bóng tối nặng nề như cái lồng đè lên dáng người chị, bọc lấy, nuốt chửng chị. Cuộc đời vẫn như vậy. Dẫu ở đâu cũng luôn bị bủa vây bởi nhọc nhằn. Tôi nghe tiếng thở dài thật khẽ từ chị: “Ừ thì đi về đâu cũng là thế nhưng phải sống thôi”. Tôi không biết nói sao với chị nữa. Bàn giao công việc, tôi trở về nhà.

Tôi biết ở quê tôi, còn nhiều mảnh đời từa tựa như chị. Tôi đi bộ lững thững về. Trời hôm nay mưa nhẹ nhẹ. Thoáng một bóng chim trắng muốt bay qua mái ngói ngôi nhà cũ và biến mất trong mù mưa.

Đêm. Tôi mê sảng. Một giấc mơ kì lạ. Tôi biến thành con bồ câu và bị nhốt vào trong một chiếc lồng. Tôi đói và khát. Tôi bay như điên và va đầu vào những chấn song. Máu tôi tứa ra. Xung quanh tôi là muôn vàn những cái lồng chim như vậy. Những con chim phát điên tự mổ vào da thịt mình. Thoáng chốc những bàn tay từ không trung thò vào tóm lấy chúng tôi. Bẻ cổ. Tôi giật mình tỉnh giấc. Mồ hôi đẫm áo. Đồng hồ chỉ 2 giờ sáng. Tôi không sao quên được đôi mắt đầy ám ảnh của chị K. Tôi hay chị cũng chỉ là những con bồ câu kia sống trên một cõi đời quá mênh mông và cũng chật hẹp về thân phận. Bỗng dưng tôi muốn trở về.

Tôi đáp chuyến bay VJ 940 về Việt Nam. Máy bay xuyên qua khoảng mây xám và tôi thấy ánh sáng rực rỡ của mặt trời. Xung quanh là mây trắng cùng tiếng động cơ vo ve. Tôi ghét thời gian bay. Đó là lúc tôi xa loài người nhất nhưng cũng cảm thấy trống trải nhất. Tôi cảm thấy sự vô nghĩa của đời người. Tôi thậm chí nhớ cả những nhọc nhằn của kiếp sống. Tôi nhìn với xuống. Sau những đám mây, Đài Loan nhỏ xinh. Tôi thấy chị K mỉm cười gầy guộc.

Hình như một bóng chim chớp nắng bay qua hay là ảo ảnh của một linh hồn xa xứ.

標籤: ,