外稿

【2019移民工文學獎/青少年評審獎】買妻

圖片來源:Anthony Tran on Unsplash

文/范紅絨(Phạm Hồng Nhung)
翻譯/楊玉鶯

「你每天都來跟我討錢,我哪有錢給你買酒?放開我啦!」

女人話未說完,已被男人拉著頭髮拖走。他越拉,那女人越往後退,也許因為她纖瘦、嬌小的個子無法戰勝那高大的男人。

「妳知道因為妳我花了多少錢嗎?這個遊手好閒又不會生的婊子。妳去工作不把錢還給我,還一直寄錢回越南啊?」

男人把女人罵得狗血淋頭,讓整個黃昏市場變得比平常都吵雜。大家只停頓觀看,沒人敢出手阻擋。在台灣,人們不太干涉別人的家事,也許因此,那男人每隔幾天就到這市場大鬧一次。

那個一手持刀,一手將太太拖著走的高大男人,是這市場豆腐攤的老闆。雖然說是老闆,但自從接過年邁父母的這個攤子,他哪有收心做生意,也不把這當作討生活的飯碗。這裡的攤販不常見到他,只有需要酒、需要錢的時候,才會露臉。而那可憐的女人,不用說,大家都知道那是他太太。他找上門的日子,幸運的話只是被罵兩三句,發瘋的時候,就只能如同蚯蚓一般可憐的讓他蹂躪。那些時候,整個市場只能搖頭咋舌。夫妻倆的衝突就一直這樣上演,沒人阻擋,直到……

透露求救的眼神

「我給你,你放手啦,大男人一個,這樣欺負女人不覺得丟臉嗎?」語畢,那個陌生男人掏出兩張100元。

「你誰啊小子?閉你的嘴啦,不要管我家的事。你相不相信這把刀馬上飛到你臉上啊?」

他邊説邊扯著太太的頭髮,女人的長髮被他搞得亂糟糟,看他抓住頭髮的手勢,還以為他只是在抓一把草,隨時都可以拔出來。那女人也不必說了,顫抖得發不出聲音,眼淚一直流,眼神似乎在尋找著某個願意伸出援手的人。

「你這樣做我就找警察來喔!」那陌生男人說。

聽見「警察」兩個字,他有點退縮,慢慢放手,接過錢就離開。那太太直接坐在地上,也許她已經覺得太疲憊。她從口袋裡掏出200元,也沒忘記跟恩人說謝謝。但他沒收那筆錢,喃喃自語說著,不懂為何越南女人能夠忍辱到這種地步。

那伸出援手的陌生男人叫做友祥,在對街的工地工作。他父母早逝,留給他一塊位於高雄的土地。因為鄉下沒有什麼工作,他只好到城市當工人。那是很少台灣男人願意做的工作。雖然工作很辛苦,但至少他還能夠賺錢。

終究是「買」來的物品

提到那女人,也許市場裡的人只能搖頭嘆氣。聽說她叫阿舒,在越南貧困的鄉下出生,父母身體不好,為了還債而把她「賣」給了那男人。

說是「賣」,一點都不為過。十多年前,台灣男人透過仲介娶越南老婆,是很常見的事。老人、想再婚的人、殘障人士都可以娶到一位漂亮的越南處女,只要花上幾千萬越盾就好。在越南,幾千萬是筆大數目,但在一個像台灣這樣的地方,那只是一兩個月的薪水。想當然耳,阿舒家哪有錢可以還債?她父母只能以六千萬的價格,將她「賣」給台灣的一個家庭。

直到後來她才知道,仲介以擔保的話語將她廣告得像一件物品:「不逃家,保證處女。」「能幹,會生育。」因此夫家得支付另一筆跟買下她一樣的錢來交換。一場交易在一位18、20歲的女子身上上演,只要幾千萬就能購買一個人的人生、一個人的未來。怎麼如此賤價!

也許因為這段婚姻的本質就是公買公賣,所以這13年來,夫家對待她猶如一件財產。在他鄉的生活,是恥辱堆疊著恥辱的日子。很多時候她只希望男人拋棄她,好讓她能夠安穩地過日子,但想到家人和債務,她只能消滅那念頭。再說,他是花錢把她買回來的呀。她沒辦法為他的家族生個孩子,也得伺候他家的兩老,得賺錢給他喝酒、吸毒。她曾經想過報警來抓他,但要是他知道,應該會殺了她。所以她也放棄了。而且,跟他一起生活了十幾年,即便他對待她很差勁,她也不忍心,他們是夫妻呀,人們不是常說「夫妻無情也有義」的嗎?

她對於剛到豆腐攤的那天記憶猶新,老公只把她帶到攤位就回家去,當時她一句中文、台語也不會。幸好,鄰近攤位的幾位老闆娘教會了她。首先是數字,接著是簡單的句子,她們用肢體語言教她,而她也能猜到她們要說什麼。那些日子過得好緩慢,她覺得自己好像被拋棄在另一個世界──一個她無法與人們連結的世界。

丈夫坐牢是不幸,還是幸

某天,友祥在下班的路上經過市場。他想起那位被先生暴力對待的豆腐攤越南女子,覺得她好可憐,便找到攤位上:

「老闆娘給我兩塊,軟的喔。」

「這你的,謝謝你,30塊。」

阿舒抬頭一看,原來是那天幫她逃離先生暴行的人。她驚訝地問:

「是你啊?」

「妳還認得我喔?」

「認得啊,多送你這個。」

友祥開心地收下,騎車離開。阿舒枯萎鬱悶的眼神突然變得開心起來。也許,她已經很久沒有過開心的感覺。就這樣,友祥偶爾到阿舒的攤販買東西,有時介紹同事來買,有時帶給她一份小禮物,以答謝她常常送的豆腐。友祥是這樣的,他把施與受分得很清楚,他不想虧欠任何人任何東西。

某次,友祥又來光顧,但她那天沒有做生意。他問周遭的人,才知道阿舒的先生因為吸毒被警察抓了。要幾天後她才能回到市場。經過那幾天,她看起來很明顯地消瘦和蒼白。先生被關的時候,他父母在去探望的路上發生事故。可憐的兩老,挺不過那次意外。為長輩們辦完後事,阿舒又載貨到市場繼續努力謀生。自從先生坐牢,阿舒不再被他騷擾,豆腐攤也有更多客人。鄰近攤販的姊姊們還說,阿舒先生被關、公公婆婆過世,阿舒可以說是卸下了重擔。

謝謝這位「買」我的先生

高雄這幾天很炎熱,天空清澈,不見一朵雲。像平日一樣,阿舒載貨去市場做生意。友祥的一位同事告訴阿舒,他從鷹架上墜落,摔斷了腳,要住院幾天。那天忙完之後,阿舒跑去醫院看他。見到阿舒,友祥很驚訝,他沒想到會有人來探望自己,也沒有熟識到會來醫院看他呀。因此見到阿舒,他笑得很燦爛。而阿舒見他坐在病床上,衣服上還殘留著水泥、白灰,長繭的雙手握著筷子匆忙地扒幾口飯,她覺得心疼。也許這是唯一一次她對一個人心動。她情願天天來醫院探望他、照顧他。而他,一個被女人的雙手照顧著的男人,也覺得異常地窩心。

有句話說「乾柴烈火」,日過一日,該發生的事也會發生,他們之間產生一種也許兩人從未體驗過的情感。但她和他之間的情感又隔著一面柵欄,兩個人能走向彼此的路途似乎還很遙遠,因為她先生還在勒戒所。她想結束那段關係,想繼續留在友祥身邊。

過了好長一段時間,她先生終於也能回家,她害怕被先生發現和友祥的事,但很奇怪,他反而想要離婚。太突然了,他怎麼可能這麼容易就放過她,沒有她為他賺錢,他哪來的錢可以買酒呢?不想管那些疑惑,她毫不猶豫地在離婚協議書上簽字。也許沒有任何人在簽那份協議書時能像她那麼開心。

接下來的日子,黃昏市場已少了阿舒的身影,她不再開攤位做生意,不用繼續忍受被毆打,身上不再出現她先生製造的傷痕。取而代之的是她和友祥離開城市回到鄉下種菜,過著新的生活。新生活雖然有許多艱難、辛勞,但能陪伴在心愛的人身旁,阿舒也覺得心滿意足,她好像又再活過來了。擁有幾塊田地,他倆白手種起嫩綠的菜,專賣給鄰近的傳統市場。

不久之後,在一次打掃家裡時,阿舒發現一張前夫簽字的切結書。她帶著那張切結書去找鄰居,問問看上面寫的是什麼?沒想到,那是友祥用80萬台幣,將她從前夫的手中交換過來。當下,她鼻梁感到一陣酸澀,好像有東西咽在喉嚨。一個工地的工人哪來那麼大一筆錢?他可能已將所有賺到的錢拿來換她──換來一個他心愛的女人。

或許這一次,阿舒又被「賣」了。但這一次,買她的人是一個懂得疼愛和珍惜她。而這次,她默默地感謝這位「買」了她的先生。

——
本文為雙語呈現,以下為原文:

MUA VỢ

– Ngày nào anh cũng đến đòi tiền tôi, tôi làm gì có tiền cho anh mua rượu chứ, buông tôi ra đi.

Người đàn bà nói chưa dứt lời đã bị người đàn ông cầm tóc lôi đi. Anh ta càng lôi thì người đàn bà ấy càng cố lùi về phía sau, có lẽ thân hình gầy guộc, nhỏ bé của cô chẳng thể nào thắng nổi người đàn ông cao lớn kia.

– Mày biết vì mày mà tao tốn biết bao nhiêu tiền của không? Hả cái con ăn không ngồi rồi, không biết sinh đẻ này. Mày không đi làm trả nợ cho nhà tao mà chỉ biết gửi tiền về Việt Nam thôi à?.

Người đàn ông kia mắng người đàn bà đó xối xả, hắn làm cho cả khu chợ chiều ở đây trở nên ồn ào hơn bao giờ hết. Mọi người chỉ đứng lại nhìn mà chẳng ai dám lao vào can ngăn. Ở Đài Loan, người ta chẳng mấy khi can thiệp vào chuyện riêng nhà người khác, có lẽ bởi vậy mà người đàn ông kia cứ cách mấy ngày lại đến khu chợ làm một phen như thế.

Người đàn ông cao lớn một tay cầm con dao, một tay lôi vợ xềnh xệch kia là chủ tiệm quầy đậu phụ ở khu chợ này. Gọi là chủ tiệm nhưng từ khi tiếp quản quầy hàng từ tay bố mẹ già của hắn, hắn đâu có tu trí làm ăn, đâu có coi đây là bát cơm manh áo kiếm sống. Những người bán hàng quanh đây chẳng mấy khi nhìn thấy mặt hắn, chỉ lúc nào cần rượu, cần tiền hắn mới thò mặt tìm đến.

Còn người đàn bà đáng thương kia, chẳng nói ai cũng biết đó là vợ hắn. Những ngày hắn tìm đến, ngày nào may mắn thì chỉ bị hắn mắng nhiếc dăm ba câu, ngày nào hắn ta nổi cơn khùng thì chỉ tội cô vợ phải làm con giun cho hắn giày xéo. Những lúc đó, cả khu chợ chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Những cuộc giằng co giữa hai vợ chồng cứ diễn ra như vậy mà chẳng ai can ngăn, cho đến khi…

– “Tôi gửi anh này, anh buông tay ra đi, đàn ông đàn ang mà ức hiếp phụ nữ không thấy xấu hổ sao?” – Nói đoạn, anh ta tay chìa hai tờ 100 đồng.

– Mày là ai hả thằng kia? Bịt chặt cái mồm mày lại đi, đừng quan tâm đến chuyện nhà tao. Mày tin con dao này phi thẳng vào mặt mày ngay tức khắc không?

Hắn vừa nói vừa giật tóc cô vợ, nắm tóc dài của cô bị hắn làm cho rối tung, nhìn hắn cầm nắm tóc mà cứ ngỡ như đang cầm nắm cỏ, bất cứ lúc nào cũng có thể nhổ bật ra. Người vợ thì khỏi phải nói, miệng run không nói nên lời, nước mắt chảy ra, ánh mắt như đang cầu khẩn ai đó cứu giúp.

-“Anh làm vậy tôi báo công an đấy”- người đàn ông lạ mặt đó lên tiếng.

Nghe đến hai chữ “công an”, hắn ta liền chột dạ, từ từ buông tay, nhận lấy tiền rồi đi. Cô vợ thì ngồi luôn tại nền đất, có lẽ cô cảm thấy quá mệt mỏi. Cô liền moi ra trong túi 200 đồng và không quên nói lời cảm ơn đến ân nhân của cô. Thế nhưng anh ta không nhận số tiền đó, còn nói lẩm bẩm rằng thật không hiểu sao phụ nữ Việt Nam chịu nhẫn nhục đến vậy làm gì cơ chứ.

Người đàn ông lạ mặt ra tay cứu giúp kia tên Hữu Tường – công nhân làm việc ở khu xây dựng bên kia đường. Bố mẹ anh mất sớm, để lại cho anh mảnh đất ở quê thuộc Cao Hùng. Vì ở quê không có nhiều việc làm nên anh đành chấp nhận lên thành phố làm công nhân. Đó là công việc mà rất ít những người đàn ông Đài Loan muốn làm. Công việc tuy vất vả, nhưng với anh ít ra còn kiếm ra tiền.

***

Nói về người đàn bà kia, có lẽ những người quanh khu chợ chỉ biết lắc đầu thở dài. Nghe đâu cô tên Thư, sinh ra ở vùng nông thôn nghèo ở Việt Nam, bố mẹ vì bệnh tật muốn trả nợ mà “bán” cô cho người đàn ông kia. Nói là “bán” cực chẳng ngoa chút nào.

Hơn chục năm trước, đàn ông Đài Loan lấy vợ Việt Nam qua mô giới là điều chẳng xa lạ. Người già, người muốn tái hôn, người khuyết tật đều có thể lấy được một cô gái trinh nữ Việt Nam xinh đẹp, chỉ cần bỏ ra một món tiền mấy chục triệu là đủ. Ở Việt Nam mấy chục triệu là lớn, thế nhưng ở một quốc gia phát triển như Đài Loan, đó chỉ là tiền lương một hai tháng. Và tất nhiên, nhà Thư lúc đó làm gì ra tiền để trả nợ, bố mẹ cô đành đứt ruột “bán” cô cho một gia đình Đài Loan với giá 60 triệu. Mãi về sau này cô mới biết mô giới đã quảng cáo cô như một món hàng bằng những lời đảm bảo: “không chạy chốn, giữ gìn trinh tiết”, “đảm đang, biết sinh nở”. Và gia đình nhà chồng phải trả cho mô giới một khoản tiền khác chẳng kém gì số tiền mua cô về để đổi lấy. Một cuộc mua bán như vậy diễn ra đối với một cô gái mười tám đôi mươi, chỉ mấy chục triệu là có thể mua được cả một cuộc đời, cả một tương lai của một người. Sao mà rẻ mạt đến thế! Có lẽ chính bởi bản chất của cuộc hôn nhân là một sự thuận mua vừa bán thế nên suốt 13 năm ròng rã, gia đình chồng đối xử với cô như một vật sở hữu. Những năm tháng sống ở nơi đất khách quê người là những năm tháng tủi nhục chồng chất tủi nhục. Nhiều lúc cô chỉ muốn lão bỏ cô để cô có thể sống yên ổn, thế nhưng nghĩ đến gia đình và khoản nợ, cô đành từ bỏ ý nghĩ đó. Vả lại hắn mất tiền mua cô về cơ mà, cô không sinh con được cho gia đình hắn thì cũng phải chăm sóc hai cụ già nhà hắn, phải kiếm tiền cho hắn rượu chè hút chích. Cô đã từng nghĩ đến chuyện báo công an đến bắt hắn, nhưng hắn mà biết cô báo công an, hắn sẽ giết cô mất. Thế nên cô đành thôi. Vả lại ăn ở với hắn hơn chục năm trời, dù hắn có đối xử không ra gì với cô, cô cũng không nỡ, cô và hắn là vợ chồng kia mà, không phải người ta có câu “vợ chồng không có tình thì có nghĩa” đó sao?.

Cô còn nhớ như in ngày cô mới ra quầy đậu, lão chồng chỉ đưa cô ra cô quầy hàng rồi về, cô ngày đó chẳng nói được một câu tiếng Trung, tiềng Đài nào cả. May thay cho cô những bà chủ quầy hàng kế bên dạy cho cô biết. Đầu tiên là con số, dần dần là những câu đơn giản, họ ra hiệu để dạy cô, và cô cũng đoán ra được họ muốn nói gì. Những ngày đó trôi qua thật lâu, cô cảm giác mình như bị bỏ rơi giữa một Thế giới khác – Thế giới mà cô không thể nào gắn kết với họ.

***

Một ngày, Hữu Tường trên đường đi làm về có ghé qua khu chợ, anh liền nhớ đến người phụ nữ Việt Nam bán đậu bị chồng đánh, thấy cô ta đáng thương anh liền tìm đến quầy đậu phụ đó:

– Bà chủ cho tôi hai cái, loại mềm ý nhé.

– Của anh đây, cảm ơn anh, của anh 30 đồng.

Thư liền nhìn người khách, thì ra là người giúp cô thoát khỏi trận đánh của chồng cô hôm trước. Cô ngạc nhiên hỏi:

– Là anh sao?

– Cô còn nhớ tôi à?

– Nhớ chứ, khuyến mại anh thêm cái nữa này.

Hữu Tường vui vẻ nhận lấy và đạp xe về, còn Thư, ánh mắt buồn khô héo của cô bỗng chốc trở nên vui tươi hơn. Có lẽ đã lâu rồi cô chưa tìm thấy niềm vui. Cứ như vậy, lâu lâu Hữu Tường lại ghé qua mua hàng của Thư, hôm thì giới thiệu đồng nghiệp đến mua, hôm thì đến mang cho cô món quà nhỏ để cảm ơn Thư đã “khuyến mãi” anh những cái đậu. Hữu Tường là vậy, “cho và nhận” anh phân rất rạch ròi, anh không muốn mình mang nợ ai bất cứ thứ gì.

Một lần Hữu Tường đến tìm cô nhưng không thấy cô bày bán như mọi ngày, anh hỏi những người quanh đó mới biết lão chồng Thư bị cảnh sát bắt giữ vì tội hút chích ma túy. Phải mất mấy ngày sau cô mới trở lại khu chợ chiều bán hàng. Sau mấy ngày đó, trông cô gầy và xanh xao đi rõ. Trong lúc hắn chồng bị giam giữ, bố mẹ anh ta gặp phải tai nạn khi trên đường đi thăm hắn. Tội nghiệp hai cụ già, họ không qua khỏi ngày hôm đó. Lo hậu sự cho các cụ xong, Thư lại chở hàng ra chợ bươn trải kiếm nhặt từng đồng. Từ ngày lão chồng ở tù, Thư không còn bị hắn làm phiền nữa, quầy đậu phụ cũng đông khách hơn. Mấy chị quầy hàng kế bên còn phán nhau rằng chồng Thư bị bắt, hai cụ mất đi, Thư coi như trút được gánh nặng.

***

Cao Hùng mấy ngày nay nắng gắt, trời xanh ngắt không một gợn mây, như bao ngày bình thường khác, Thư chở hàng ra chợ bán. Một người đồng nghiệp của Hữu Tường nói với cô rằng anh bị ngã giàn giáo, gãy chân, phải nằm viện vài ngày. Ngày hôm đó, xong việc Thư liền chạy vào viện thăm anh. Nhìn thấy Thư, Hữu Tường bất ngờ lắm, anh đâu nghĩ sẽ có ai vào thăm mình, mà cũng có ai thân thiết đến mức sẽ vào thăm anh đâu. Vậy nên thấy Thư anh cười tươi lắm. Còn Thư, nhìn thấy anh ngồi trên giường bệnh, quần áo vẫn còn vương những bụi xi măng, vôi trắng, đôi tay chai sần đang cầm đôi đũa ăn vội những miếng cơm, cô thấy thương. Có lẽ đây là lần duy nhất cô rung động trước một người. Cô tình nguyện ngày ngày đến thăm anh, chăm sóc anh. Còn anh, một người đàn ông được chăm sóc bởi một bàn tay của người phụ nữ, anh cũng thấy ấm áp lạ kỳ. Người ta nói “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, và ngày qua ngày, chuyện gì đến cũng đến, giữa hai người họ nảy nở một thứ tình cảm mà có lẽ cả hai chưa một lần trải qua. Thế nhưng thứ tình cảm của cô và anh lại có một rào cản lớn ngăn cách, con đường để hai người đến với nhau dường như còn xa lắm, bởi chồng cô vẫn còn đang trong trại cai nghiện. Cô muốn chấm dứt với hắn, muốn được tiếp tục ở bên Hữu Tường.

Một thời gian dài trôi qua, lão chồng cô cũng được trở về nhà, cô lo sợ lão chồng sẽ phát hiện ra chuyện giữa cô và Hữu Tường, thế nhưng thật kỳ lạ, hắn ta lại muốn ra toà ly hôn. Thật bất ngờ, sao hắn ta lại có thể buông tha cho cô dễ dàng đến thế, không có cô kiếm tiền cho hắn, hắn lấy đâu tiền mua rượu chứ? Mặc kệ những khúc mắc ấy, cô không chần chừ, ký ngay vào tờ đơn ly hôn. Có lẽ chẳng ai ký vào tờ đơn ấy mà lại thấy vui vẻ, nhẹ nhõm như cô.

Những ngày sau đó, khu chợ chiều thiếu đi bóng dáng cô, cô không còn chở hàng ra đó nữa, không còn phải chịu những trận đòn, những vết thương do hắn chồng gây ra nữa. Thay vào đó, cô cùng Hữu Tường rời thành phố về quê anh trồng rau bắt đầu cuộc sống mới. Cuộc sống mới tuy nhiều khó khăn, mệt nhọc, thế nhưng được ở bên người mà mình yêu thương, Thư cảm thấy mãn nguyện, cô dường như được sống lại một lần nữa. Với vài mảnh ruộng, hai người từ bàn tay trắng làm nên những luống rau non xanh, chuyên bán buôn cho các khu chợ truyền thống quanh đó.

Không lâu sau đó, trong một lần dọn dẹp đồ đạc trong nhà, cô phát hiện một tờ giấy cam kết có chữ ký của lão chồng cũ, cô liền đem nó đi hỏi hàng xóm trên tờ giấy đó viết gì. Bất ngờ cô phát hiện ra Hữu Tường đã dùng số tiền 80 vạn Đài tệ để đổi lấy cô từ tay người chồng kia. Ngay lúc đó, sống mũi cô cay cay, có thứ gì đó như mắc giữa cổ họng cô. Một người công nhân xây dựng thì lấy đâu ra số tiền nhiều như vậy, có lẽ anh đã dành tất cả số tiền kiếm được để đổi lấy cô – đổi lại người phụ nữ anh yêu.

Lại một lần nữa Thư bị bán, thế nhưng lần này, người mua cô là người biết yêu thương và trân trọng lấy cô. Và lần này, cô thầm cảm ơn người chồng đã “mua” cô.

標籤: ,