外稿

【2019移民工文學獎/優選】寶島上的破瓶子

圖片來源:Kuzzat Altay on Unsplash

文/阮文南(Nguyễn Văn Nam)
翻譯/楊玉鶯

「阿妙!阿妙啊……」

阿雄開燈,壁鐘時針指向數字2,凌晨2點。這時候河川很冷。阿雄知道那是阿平的嘶吼聲,阿雄的表哥。他抓住風衣穿上,手上再多抓一件。他推開門往外走。天很黑,冷冽的東風往身體吹來,穿透肌膚。屋裡的光往外照,讓阿雄能見到台階上有兩個人影正坐著。往河邊的路。

「阿舅和阿妗進屋子裡吧,別著涼了,我去帶平哥回來。」

「嗯,你去幫阿妗帶哥哥回來。阿妗去屋裡煮碗薑湯,等會你們兄弟倆喝一點來暖胃。」

語畢,阿妗用手擦眼淚,起身並拉著阿舅一起。走了幾步,阿舅突然回頭說:

「阿雄,你思量思量,阿舅看我們村裡的人出國工作也掙得不少,待家裡不種米也只是種玉米,一輩子都不夠吃。你去打聽看看。如果可以,你們兩兄弟就去一趟。否則阿平一直在家裡糊里糊塗,成天往河邊看,他怎麼受得了?」

「是的,稍後天亮了我去問問看。」

阿平是阿舅和阿妗的獨子。阿舅和阿妗晚婚,那時阿平才25歲,但阿舅和阿妗已將近60。阿舅阿妗的家在阿雄家旁邊,前面有一塊共同的院子,前院的右邊是一條小徑通往村莊的路。左手邊是一條往河邊的小路。阿雄摸黑沿著小路走。兩邊是玉米田,玉米已高過腰間,風穿梭在玉米田之中,發出沙沙的聲音。走過玉米田就到沙灘。阿平一直沿著黃沙灘跑,邊跑邊大聲喊:「阿妙!阿妙啊!!」。妙過世至今已有3年,自那時起,阿平常就會這樣。

阿雄追著阿平,將風衣披到他身上。現在的阿平比3年前削瘦、憔悴了許多。

「哥哥!跟我回家吧,哥哥。回去陪阿舅阿妗,這外面很冷!」

「是阿雄嗎?」阿平的聲音模糊,帶著濃郁的酒氣。「阿妙和孩子正在這裡等我呀!你讓我多站在這裡一會。再一會我就回去了……」

聽阿平這麼說,阿雄覺得很心疼,卻不知道能為他做什麼。阿雄只能安靜地走在阿平旁邊,不再說任何話。兩人在沙灘上來回地走,直到天快亮時才回家。

妙──阿平的太太──老家在南壇縣,就在這條藍江對岸。妙是個美人兒。結婚那天,大家都稱讚阿平厲害,很會把妹。結婚半年,妙懷孕,阿平很開心,還不知道是男是女,但阿平已先跑去市鎮買很多衣服和玩具回家。回家的路上,阿平遇到阿德,妙的前男友。阿德家有錢,高個子又長得帥,只是掛了一雙吊眼,所以常給人一種在盤算什麼事情的感覺。看到阿平,阿德馬上喧囂:

「欸,剩食男。」阿得用中指頭勾著食指頭,撐成一個環形,再用另一隻手的中指插入那環形,一直抽插、抽插……「我知道你老婆,那個阿妙,她『草棚』附近有一個疤痕。以前,我操她的時候,她瘋狂地呻吟,讓我太興奮了,就給她往那兒咬一口來做紀念。」語畢,阿德得意地哈哈大笑。

「沒家教的傢伙!」阿平將所有東西往地上扔並衝向阿德。

兩人互毆到鼻青臉腫才停止。那天晚上,阿平回家和妙吵架。氣頭上,阿平罵妙是:「妳這個隨便的婊子。」然後將妙趕出家門。妙受了委屈,哭著跑去河邊,爬上竹編船划回對岸的娘家,就在黑夜裡。

隔天早上,阿平後悔。正準備去岳父岳母家接妙。還來不及出門,一位在村裡捕魚的大伯慌張地跑來:

「阿平,阿平!你老婆阿妙在家嗎?」

「不在啊,她昨天回娘家去了。有什麼事嗎阿伯?」

看著阿伯慌張的神情,阿平突然覺得有點擔憂。一種不安的感覺,似乎有什麼事發生了,不祥的事,即將發生……

「今天早上,我到下流處去拉起第一個網,就在聚果榕下方,那一把好重,我以為捕到大魚,誰知拉起來是一位婦女的屍體。我看了一下,跟你老婆阿妙很像。我嚇一大跳趕緊跑來這裡。你出去看看。」

聽到這裡,阿平整個驚慌,鞋子都忘了穿,一口氣往河邊奔去。因為太急促,阿平好幾次跌落稻田。

等不到的遙控飛機

阿俊背著小蟋仔搖晃地走出大門。阿燕抱著背包跟在後頭。到大門,阿俊指向上個月才種在大門旁的牛奶果樹:

「這顆牛奶果樹結果的時候,爸爸就會帶遙控飛機回來給你玩。」

「真的嗎爸爸?」小蟋仔歡呼。「像全伯家阿仔的飛機嗎?爸爸?」

「才怪,會比那個還更好看。」

「好棒喔爸爸!但什麼時候牛奶果樹才會長果子啊,爸爸?」

「如果你每天都澆水,它3年後就會長果子了。」

「我一定每天都來給他澆水。爸爸要記得你的話哦。」

「嗯,爸爸一定會記得。」阿俊把小蟋仔放到地上。「我們來打勾勾吧!」

父子倆開心地將手指勾在一起,作為這次承諾的證明。

「爸爸,我要跑去告訴阿仔才行。」語畢,小蟋仔興奮地快速跑去。

阿俊的眼神追著孩子瘦癟的身影,只覺得自己沒用。都已經7歲了,但他看起來比其他6歲的孩子還要小。從小打到大,他未曾喝過一滴奶水。阿俊轉向老婆,接過阿燕手中的背包:

「我要走了!」

「去那邊記得寫信回來給我好嗎?」 阿燕啜泣。

「嗯,我會馬上寫信回來。」阿俊將阿燕擁入懷裡,在阿燕的髮絲上親吻。「你在家裡,再辛苦3年,再3年就好,等我回來,有錢,我們開一家雜貨店,生活一定會比較好。」過好一會之後,阿俊才放開阿燕。

「我走了。」語畢,阿俊抱著背包匆促地走。阿俊知道阿燕會哭。阿俊不想聽到阿燕哭泣的聲音。他害怕,怕自己會失去丟下老婆、兒子離開的勇氣。

一個月後……

你離開,留下我在汪洋的思念中踉蹌

夜驚醒,徬徨,淚眼盈眶……

「媽媽!我做好老師給的功課了。我去幫牛奶果樹澆水喔!」

「等一下,讓媽媽看看你的作業。」 阿燕將手上的筆放到桌上。

正寫著回覆阿俊的信,阿燕今天才收到阿俊從台灣寄回來的信。阿俊說,工廠的工作量很多,每天都從早上8點工作到晚上12點才休息。有時候還加班到凌晨1、2點。如果一直能夠這樣子,過沒多久就可以還清仲介的債務,而夫妻倆開雜貨店的夢想也能夠實現。信末,阿俊還寫了兩句充滿愛意的詩送給老婆:

我離開,帶的行囊空無一物

我的富裕正是妳和孩子的身影。

阿燕捨起小蟋仔的作業簿,打開來看:

題目:描寫你喜歡的動物。

內容:我家裡有養一隻豬。牠的頭大得像白柚。兩隻跟龍眼一樣黑溜溜的眼睛。兩片耳朵尖尖得像檸檬葉。而牠的四隻腳就像極了四根白蘿蔔。每次媽媽給牠吃東西,牠那短短的尾巴,看起來就像根小辣椒,一直揮來揮去……

「啊,誰會這樣描寫自己的豬啊。」阿燕忍不住笑了出來。

「但我只想去給牛奶果樹澆水啊。」小蟋仔撒嬌。

「好吧。」阿燕隨興起來。「但澆完水要回來重寫喔。」

「好的!」只等這句話,小蟋仔拿了椰殼水瓢,盛滿水,往大門飛奔。

阿燕又拿起桌上的筆,想著,如果寫給阿俊跟他說小蟋仔這篇作文的內容,阿俊應該會很開心。正在讓思緒遊蕩,家裡的電話就響了起來。

「鈴……鈴……鈴……」

「喂!」

「請問,你是陳國俊先生的太太,裴氏燕小姐嗎?」

「是,我是。請問您是……」

「我是Vinagimex仲介公司的員工,負責一切關於陳國俊先生在國外工作的事。 」

「請問有什麼事嗎?」

「昨天晚上10點,陳國俊先生在工作中發生意外。請您收拾行李,3日後和我們一起去台灣辦理認領屍體的手續。」

下午的冷風穿過葉子的縫隙。可以清楚地聽見院子裡樹葉磨擦的聲音。阿燕哽咽,哭了出來……

非法勞工的名字

2017年12月18日,夜,那是Santi人生中最不幸的冬夜,那是她獨生女的生日,Yanti剛滿8歲。Santi在家裡做蛋糕並準備晚餐,她先生則載孩子去街上挑選生日禮物。離開之前,女兒回頭看著Santi說:「媽媽!蛋糕要放多一點奶油喔!我喜歡奶香味。」那是Santi最後一次聽到女兒的聲音,也是最後一次見到自己的先生。他們牽車出門……

「報告局長,」年輕的警察往地板上擊一下腳跟,發出「喀」的一聲,右手舉到額頭間,做出一個標準的敬禮動作。「很抱歉打斷了局長的閱讀時間,但我有急事要向您報告。」

這位年輕的警察有方形的臉蛋,一雙炯炯有神的眼睛,看起來很剛直。輕瞄一眼也能夠清楚知道,他屬於視惡如仇的人。他昨天才剛轉到這個警察局。

「沒關係,有什麼事你說。」年長的局長,髮絲已成花色。他將手上的書本闔起,看著那位年輕警察,露出一個鼓勵他的笑容。

「報告局長,今天去巡邏的時候,我在山上的茶園發現5位正在工作的外國人。我詢問那周遭的居民,得知那是林先生家的茶園。我懷疑那5個外國人是非法勞工。想請示局長的意思。」

「是不是有2個男人和3個女人,年紀約莫20到30呢?」局長緩慢地喝了一口茶,邊問著。

「是的。局長認識他們?」年輕警員藏不住臉上的驚訝。

「兩位男的,一個叫阿平,另一個是阿雄,他們都是越南籍逃逸移工。2018年初,他們把家裡的地契拿去跟銀行抵押,再繳了一大筆仲介費給仲介公司。他們以出國工作的方式來台灣工作,但他們不太幸運。6個月後他們的工廠宣布破產。他們害怕被遣送回國,所以跑上來這裡工作,已經8個多月了。那個個子小小、瘦瘦的女生叫阿燕,也是越南籍非法移工。她先生是一位移工,約莫一年前,在工作中發生意外身亡。她將兒子交給爸爸媽媽照顧,跟仲介公司的人來台灣辦理認領先生骨灰的手續。後來,經亡夫一位朋友的幫助,她帶著先生的骨灰罐,逃到這裡工作。而另外兩位眼睛大大圓圓的女孩,她們是來自印尼的家務移工。一位是Santi,另一位是Cipta。她們都是被僱主虐待的受害者。因為超出能夠承受的能力,她們只能逃到這裡來。他們的環境跟我剛提到的另外3位也一樣悲慘。」

停了片刻,局長繼續說:「如果沒有人檢舉,請讓他們安穩地在那裡工作,他們用自己的勞動力掙錢,也不是在偷或搶。」

語畢,局長將剛才看到一半的書本遞給年輕警員。

「你讀讀這本書。讀完記得還給我。雖然我還沒讀完,但那本書寫著關於他們的文字,林先生在4個月前已經告訴過我。那次,我帶人到他的茶園檢查並抓了那5個人。這本書,林先生今天早上才送我。記得先看〈寶島上的破瓶子〉那篇!」

「是的,局長。」年輕警員又往地板上擊一下腳跟,發出「喀」的一聲,並舉手做出一個標準的敬禮動作。接著,他接過書本回到自己的座位。他邊走邊低頭看著手上的書《第六屆移民移工文學獎》。

轉念

「報告局長!」約半小時後,他又回到局長的座位,當然腳跟往地板撞擊和敬禮的動作是不可少。

「有什麼事嗎?」局長仰眼看他。

「報告局長,我想跟您請示,外出30分鐘。」

「幹什麼?」

「買一台遙控飛機和一隻熊布偶。」他回答。

「要拿去送給那非法的越南女移工,和那位印尼的Cipta?讓她們寄回去送給她們的孩子當禮物?」

「是的,局長。」

「那是很棒的想法。」局長微笑,親手倒了一杯茶,推到年輕警員面前。 「但我很抱歉,得告訴你一件事,這件事我四個月前已經做過了。但這杯茶是為了你這個絕佳的想法致敬。」

———

本文為雙語呈現,以下為原文:

Những chiếc bình vỡ nơi Đảo Ngọc

-Dịu ơi, Dịu! Dịu ơi! Em ơi….

Hùng bật đèn lên, đồng hồ treo tường chỉ hai giờ sáng. Giờ này ngoài sông lạnh lắm. Hùng biết đó làm tiếng gào của Bình, anh họ Hùng, hùng khoác vội chiếc áo gió, cầm thêm một chiếc nữa. Hùng đẩy cửa đi ra ngoài. Trời tối thẫm, gió đông lộng vào người lạnh thấu. Ánh sánh từ trong nhà hắt ra, giúp Hùng lờ mờ nhìn thấy hai bóng người ngời ở bậc thềm, chỗ ra bờ sông.

-Cậu mợ vào nhà đi khỏi lạnh, để con ra đưa anh Bình về.

-Ừ, con ra đưa anh nó về giúp mợ. Để mợ vào nhà nấu bát canh gừng, chốc nữa hai anh em uống cho ấm bụng.

Nói rồi mợ Hùng dùng tay áo quệt nớc mắt đứng dậy, kéo cậu Hùng đi vào nhà. Đi được vài bước, cậu Hùng quay lại gọi giật:

-Hùng ơi! Mày tính sao chớ, cậu thấy người trong làng mình đi ra nước ngoài làm ăn kiếm được cũng khá. Cứ ở nhà trồng lúa với chả trồng ngô, cả đời cũng không đủ ăn đâu. Mày đi hỏi xem sao, nếu được thì cả hai anh em cùng đi một chuyến, chứ thằng Bình cứ lẩn quẩn ở nhà, tối ngày nhìn ra ngoài sông nó chịu sao thấu?

-Dạ! Để chốc nữa trời sáng con đi hỏi han xem sao.

Bình là con trai duy nhất của cậu mợ Hùng. Cậu mợ Hùng kết hôn muộn. Khi đó, Bình mới hai mươi lăm tuổi, mà cậu mợ thì đã xấp xỉ sáu mươi cả rồi. Nhà cậu mợ và nhà Hùng kề sát nhau, có chung một khoảng sân phía trước. Phía bên phải sân là con đường dẫn ra đường làng, còn phía bên trái khoảng sân là con đường dẫn ra bờ sông, Hùng mò mẫm đi theo con đường này, hai bên là ruộng ngô, cây đã cao đến quá thắt lưng, gió lùa vào phát ra những tiếng lào xao. Đi hết ruộng ngô là tới bãi cát. Bình cứ chạy dọc theo bải cát này, vừa chạy vừa gọi lớn: “Dịu ơi, Dịu! Dịu ơi! Em ơi…” Đã ba năm rồi, kể từ ngày Dịu mất, Bình vẫn thường xuyên như vậy.

Hùng chạy theo Bình, khoác cho Bình chiếc áo gió. Bình giờ đây trông gầy và tàn tạ đi nhiều so với ba năm về trước.

-Anh ơi! Về nhà với em đi anh, về với cậu với mợ, ở ngoài này lạnh lắm!

-Hùng đó hả em? – giọng Bình mơ hồ, miệng nồng nặc mùi rượu – Mẹ con cái Dịu đang đợi anh ở đây em ạ! Em cho anh đứng đây thêm chốc nữa, chốc nữa thôi, rồi anh về.

Nghe Bình nói mà Hùng thấy thương Bình nhiều lắm. Thương mà chẳng biết làm được gì cho Bình cả. Hùng chỉ còn cách lặng lẽ đi bên cạnh Bình, chẳng nói thêm câu gì. Hai người đi tới đi lui trên bãi cát, mãi tới lúc trời tờ mờ sáng mới quay về.

Dịu, vợ Bình là người thị trấn Nam Đàn, nhà ở đối diện ngay bên kia bờ con sông Lam này. Dịu đẹp người, ai cũng tấm tắc khen Bình tài giỏi, khéo tán tỉnh. Cưới nhau được hơn nửa năm, Dịu có bầu. Bình vui lắm, còn chưa biết con trai hay con gái, mà Bình đã đi qua thị trấn mua đầy đồ chơi và quần áo trẻ em. Trên đường về, Bình gặp Đức, người yêu cũ của Dịu. Đức con nhà giàu, cao lớn đẹp mã, chỉ khổ nỗi có cặp mắt lươn, nên nhìn mặt lýc này cũng như đang toan tính một âm mưu bất lương gì. Nhìn thấy Bình, Đức sủa ngay:

-A! Thằng nhai lại.

Đức dùng ngón tay giữa và ngón tay trỏ ngoắc thành một vòng tròn, rồi dùng ngón tay giữa của tay kia thọc vào cái vòng tròn đó, thọc vào rút ra, thọc vào rút ra…

-Tao biết vợ mày, con Dịu í. Nó có một cái vết sẹo ở ngay sát cái “lều cỏ” của nó. Trước đây, lúc tao chơi nó, nó rên rỉ quá trời. Tao hưng phấn quá nên mới cắn cho nó một phát vào đó để làm kỷ niệm.

Nói rồi, Đức khoái chí bật cười ha hả.

-Thằng mất dạy!

Bình vất hết đồ đạc xuống đường và xông vào Đức.

Hai người đánh nhau đến mặt mũi tím bầm, sưng vếu lên mới thôi. Tối đó, Bình về nhà và cãi nhau với Dịu. Trong cơn tức giận, Bình chửi Dịu là: “Đồ con đĩ lăng loàn.” rồi đuổi Dịu ra khỏi nhà. Dịu tủi thân, khóc tức tưởi. Dịu chạy ra bờ sông, leo lên chiếc thuyền nan, rồi chèo về nhà ba mẹ ruột ở bên kia bờ sông, ngay trong đêm tối.

Đến sáng hôm sau, Bình hối hận. Đang tính qua nhà ba mẹ vợ in lỗi, rồi đón Dịu về, nhưng chưa kịp đi thì có bác vãn chài, người cùng làng, hớt hơ hớt hãi chạy tới.

-Bình ơi Bình! Con bé Dịu vợ mày có nhà không?

-Không, hôm qua cô ấy về bên ngoại rồi. Có việc gì vậy bác?

Nhìn vẻ mặt hốt hoảng của bác ấy, Bình bỗng thấy lo lo. Một cảm giác bất an như có điều gì, một điều gì đó chẳng lành, sắp sửa xảy ra…

-Sáng sớm nay, tao kéo mẻ lưới đầu tiên ở khúc sông dưới, ngay chỗ cây sung. Thấy mẻ lưới nặng quá trời, tao còn tưởng vớ được mớ cá lớn. Ai dè, kéo lên xác một phụ nữ. Tao nhìn sao mà giống con bé Dịu vợ mày quá. Tao hoảng hồn nên vội vã đến đây ngay. Mày thử chạy ra xem sao.

Nghe vậy, Bình thất kinh, chẳng còn nghĩ đến chuyện đi giày đi dép mà làm gì nữa. Bình chạy một mạch ra bờ sông. Vì vội quá, Bình ngã chúi mặt xuống ruộng luôn mấy lần.

******

Tuấn cõng cu Dế kinh koong trên cổ đi ra cổng. Yến ôm chiếc ba lô lẽo đẽo đi theo sau. Ra tới cổng, tuấn chỉ vào cây vú sữa vừa trồng tháng trước, cạnh cổng ngõ.

-Khi nào cây vú sữa này ra trái, thì ba sẽ mua máy bay điều khiển từ xa về cho con chơi.

-Thật không hả ba? – cu Dế reo lên. – Máy bay giống như của thằng Tí con nhà bác Toàn hả ba?

-Không, đẹp hơn cái máy bay đó nhiều.

-Tuyệt quá ba ơi! Nhưng đến khi nào thì cây vú sữa này mới ra trái hả ba?

-Nếu ngày nào con cũng tưới nước cho nó, thì ba năm nữa nó sẽ ra trái.

-Nhất định ngày nào con cũng sẽ tưới nước cho nó. Ba nhớ phải giữ lời đó nghen.

-Ừ, nhất định ba sẽ giữ lời. – Tuấn đặt cu Dế xuống đất. – Chúng ta ngoắc tay làm chứng nhé!

Hai ba con vui vẻ ngoắc ngón tay vào nhau để làm minh chứng cho lời hứa.

-Ba ơi! Con phải chạy qua kể cho thằng Tí nghe mới được. – Nói rồi, cu Dế hớn hở chạy vụt đi.

Tuấn nhìn theo hình dáng gầy gò của con trai, mà cảm thấy mình thật vô dụng. Đã bảy tuổi rồi mà trông nó còn bé hơn cả những đứa trẻ sáu tuổi khác. Từ bé tới giờ, nó có được uống thêm một giọt sữa nào đâu. Tuấn quay qua vợ, nhận chiếc ba lô từ tay Yến.

-Anh đi em nhé!

-Qua đó nhớ viết thư về liền nha anh. – Yến sụt sịt.

-Ừ, anh sẽ viết thư về liền. – Tuấn ôm Yến vào lòng, hôn lên tóc Yến – Em ở nhà chịu cực thêm ba năm nữa. Ba năm nữa thôi. Chờ anh về. Có tiền, mình mở quán bán tạp hóa. Cuộx sống chắc chắn sẽ khá hơn.

Một lúc lâu sau, Tuấn mới buông Yến ra.

-Anh đi đây.

Nói rồi, Tuấn ôm ba lô vội vã bước đi như chạy. Tuấn biết Yến sẽ khóc. Tuấn không muốn nghe thấy tiếng khóc của Yến. Tuấn sợ, sợ mình sẽ không còn đủ can đảm để bỏ vợ bỏ con bơ vơ mà ra đi.

Một tháng sau…

Anh ra đi, bỏ lại em chông chênh giữa bến bờ thương nhớ

Đêm giật mình, bỡ ngỡ, nước mắt tràn mi…

-Mẹ ơi! Con làm xong bài tập về nhà của cô giáo rồi. Con đi tưới nước cho cây vú sữa mẹ nhé!

-Từ từ để mẹ xem bài viết của con thế nào đã.

Yến đặt cây bút xuống bàn. Lá thư hồi âm viết cho Tuấn vẫn còn dang dở. Hôm nay vừa nhận được thư của Tuấn từ Đài Loan gửi về. Tuấn khoe, công xưởng việc làm nhiều lắm, ngày nào cũng làm từ 8 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới nghỉ, có hôm còn tăng ca đến 1-2 giờ sáng. Nếu cứ đà này thì chẳng mấy chốc sẽ trả hết nợ tiền phí môi giới lúc đi, và ước mơ mở quán tạp hóa của hai vợ chồng sẽ trở thành hiện thực. Cuối thư, Tuấn còn nắn nót viết hai câu thơ đầy yêu thương:

Anh ra đi, hành trang mang theo chẳng có gì

Sự giàu có nơi anh chính là hình bóng của em và con.

Yến cầm cuốn tập của cu Dế lên và lật ra em:

Đề bài: Tả lại con vật mà em yêu thích.

Bài làm: Nhà em có nuôi một con heo con. Cái đầu nó giống như trái bưởi. Hai con mắt đen nhánh như hai hạt nhãn. Hai cái tai nhọn nhọn như hai chiếc lá chanh. Còn bốn chân của nó trông y hệt bốn củ cải trắng. Mỗi lúc mẹ em cho nó ăn, cái đuôi nó ngắn củn cỡn, trong giống như trái ớt cay, vẫy qua vẫy lại…

-Ơ, có ai lại tả con heo như thế này bao giờ. – Yến nhịn không được, bật cười khúc khích.

-Nhưng con chỉ muốn được đi tưới nước cho cây vú sữa cơ. – cu Dế nũng nịu.

-Thôi được rồi. – Yến dễ dãi. – Nhưng tưới nước xong phải vào viết lại đấy nhé!

-Vâng ạ! – chỉ chờ có vậy, cu Dế lấy chiếc gáo dừa múc đầy nước, rồi chạy như bay như biến ra cổng.

Yến lại cầm cây bút lên. Yến nghĩ, nếu kể cho Tuấn nghe về bài tập làm văn của cu Dế, chắc Tuấn sẽ vui lắm. Đang miên man nghĩ, chợt chuông điện thoại reo vang.

Reng… reng… reng…

-Alô!

-Xin hỏi, chị có phải là chị Bùi Ngọc Yến, vợ của anh Trần Quốc Tuấn không?

-Vâng, tôi đây. Xin hỏi anh là…

-Tôi là nhân viên công ty môi giới Vinagimex, người phụ trách mọi vấn đề liên quan đến việc anh Trần Quốc Tuấn làm việc tại nước ngoài.

-Xin hỏi, có việc gì không anh?

-Mười giờ tối ngày hôm qua, anh Tuấn bị tai nạn trong lúc làm việc. Chị sắp xếp để ba ngày sau đi cùng chúng tôi qua Đài Loan nhận xác.

Gió lạnh buổi chiều luồn qua kẽ lá, có thể nghe rõ tiếng sột soạt của lá cây vườn. Yến nghẹn ngào, rồi Yến bật khóc…

******

Đêm 18-12-2017, đó là đêm mùa đông bất hạnh nhất trong cuộc đời Santi. Hôm đó là sinh nhật đứa con gái duy nhật của chị. Con bé Yanti vừa tròn tám tuổi. Chị ở nhà làm bánh kem và chuẩn bị bữa tối, còn chồng chị chở con bé ra phố để chọn mua quà sinh nhật cho nó. Trước khi ra khỏi nhà, con bé quay lại nhìn Santi và nói: “Mẹ ơi! Bánh kem cho nhiều sữa một tí mẹ nhé! Con thích mùi thơm của sữa.” Đó là lần cuối cùng chị Santi được nghe tiếng nói của con bé, và cũng là lần cuối cùng chị được nhìn thấy chồng và con gái khi họ dắt xe ra…

******

-Báo cáo đồn trưởng. – cậu cảnh sát tẻ chập gót chân đánh “cộp” một tiếng xuống sàn nhà, và đặt tay lên trán làm một động tác chào hết sức chuẩn mực – Thành thật xin lỗi vì đã làm gián đoạn việc đọc sách của đồn trưởng, nhưng tôi có việc cần được báo cáo gấp.

Cậu cảnh sát trẻ này có khuôn mặt hình chữ điền, tóc cắt ngắn, đôi mắt sáng đầy vẻ cương trực. Chỉ cần nhìn sơ qua cũng đủ biết cậy ta thuộc tuýp người xem cái ác như kẻ thù. Cậu ta vừa được chuyển tới đồn cảnh sár này vào ngày hôm qua.

-Không sao cả, có việc gì cậu cứ nói. – Vị đồn trưởng già, mái tóc đã nhuốm màu muối tiêu. Ông gập cuốn sách đang đọc dở lại, nhìn cậu cảnh sát trẻ mỉm cười khích lệ.

-Báo cáo đồn trưởng. Hôm nay trong lúc đi tuần, tôi phát hiện năm người nước ngoài đang làm việc ở một vườn trà trên núi. Tôi hỏi người dân sống quanh khu vực, và được biết đó là vườn trà của nhà ông Lâm. Tôi nghi ngờ năm người nước ngoài đó là lao động bất hợp pháp. Xin chờ chỉ thị của đồn trưởng.

-Có phải hai người là nam giới và ba người là nữ giới, tuổi từ hai mươi đến ba mươi không? – Vị đồn trưởng chậm rãi uống một hớp trà, rồi hỏi.

-Thưa, vâng. Đồn trưởng biết họ? – Cậu cảnh sát trẻ không giấu được vẻ ngạc nhiên.

-Hai người nam giới, một người tên Bình, còn người kia tên hùng. Họ đều là lao động bỏ trốn người Việt Nam. Đầu năm 2018, họ mang giấy tờ đất của gia đình đi thế chấp để vay tiền ngân hàng. Sau khi đóng một khoản tiền lệ phí cho công ty môi giới, họ đã qua Đài Loan làm việc theo con đường xuất khẩu lao động, nhưng họ đã không gặp được may mắn. Công ty của họ tuyên bố phá sản chỉ sáu tháng sau đó. Họ sợ bị trục xuất về nước, nên đã trốn lên đây làm việc được hơn tám tháng rồi. Còn cái cô gái gầy gầy bé bé tên là Yến, cũng là lao động bất hợp pháp người Việt. Chồng cô ấy là một di công, bị tai nạn chết trong lúc làm việc, cách đây chưa đầy một năm. Cô ấy gửi con trai cho ông bà ngoại chăm sóc và đi cùng môi giới qua Đài Loan để làm thủ tục nhân tro hài cốt của chồng. Sau đó, cô ấy nhận được sự giúp đỡ của một người Việt Nam, là đồng nghiệp của người chồng quá cố, nên cô ấy đã mang theo bình đựng tro hài cốt của và trốn lên đây làm việc. Còn hai cô gái có cặp mắt to tròn còn lại, học là những người giúp việc nhà đến từ Indonesia, một cô tên là Santi, cô còn lại trên là Cipta. Họ đềi là những nạn nhân bị chủ thuê ngược đãi. Do quá sức chịu đựng, nên họ mới phải bỏ trốn lên đây. Hoàn cảnh của họ cũng bi đát chẳng kém gì những người kể trên đâu.

Ngừng một lát, vị đồn trưởng già nói tiếp:

-Nếu trong trường hợp không có người tới đây báo án, hãy cứ để họ được yên ổn làm việc ở đó. Họ kiếm tiền bằng sức lao động chứ đâu phải ăn cướp.

Nói rồi, vị đồn trưởng già đưa cuốn sách còn đọc dở hồi nãy cho cậu cảnh sát trẻ.

-Cậu đọc cuốn sách này đi. Đọc xong thì đem trả lại cho tôi. Tôi tuy chưa đọc xong, nhưng những gì viết về họ thì tôi đã được ông chủ Lâm kể cho nghe từ hơn bốn tháng trước. Lần đó, tôi đưa người lên để khám xét và bắt năm người họ. Cuốn sách này, ông Lâm mới đem tặng tôi vào sáng nay. Nhớ đọc bài “Những Chiếc Bình Vỡ Nơi Đảo Ngọc” trước nhé!

-Vâng, thưa đồn trưởng.

Cậu cảnh sát trẻ lại chập gót chân đánh “cộp” một tiếng xuống sàn nhà, và đặt tay lên trán chào một cách chuẩn mực. Rồi cậu ta cầm cuốn sách lên xem: “Giải thưởng Văn học dành cho Di dân Di công lần thứ VI”.

******

-Báo cáo đồn trưởng! – cỡ nửa tiếng đồng hồ sau, cậu cảnh sát trẻ lại tìm đến vị đồn trưởng già. Tất nhiên việc chập gót và đưa tay lên trán của cậu ta là không thể thiếu.

-Có việc gì không? – vị đồng trưởng già ngước mắt lên nhìn cậu ta.

-Thưa đồn trưởng, tôi muốn được xin phép đi ra ngoài trong vòng ba mươi phút.

-Để làm gì?

-Mua một chiếc máy bay điều khiển từ xa, và một con gấu bông. – cậu ta trả lời.

-Để đem tặng cho cô gái lao động bất hợp pháp người Việt Nam và cô Cipta người Indonesia? Để họ gửi về làm quà cho những đứa con của họ?

-Vâng, thưa đồn trưởng.

-Đó là một ý tưởng tuyệt vời. – vị đồn trưởng già mỉm cười, tự tay rót một chén trả rồi đẩy đến trước mặt cậu cảnh sát trẻ. – nhưng tôi rất tiếc phải nói với cậu rằng, tôi đã làm điều đó cách đây bốn tháng. Nhưng chén trà này là sự ngưỡng mộ của tôi dành cho ý tưởng tuyệt vời của cậu.

標籤: ,