外稿

【2019移民工文學獎/首獎】那年,梅花開

圖片來源:Irish83 on Unsplash

文/陳氏桂(Trần Thị Huế)
翻譯/楊玉鶯

今早,六婆和孫女跑去市場買菜回家做飯。大家都看到她爽朗的神情,和這幾年來的鬱悶完全不同。平時對誰都不理不睬,今天見誰都開朗地問候。

魚販小姐隨著追問:

「今天年節集市,六婆不賣菜啊?阿月的女兒從台灣回來待多久呢?」

以為風光遠嫁,卻帶著傷痛回來

阿月是六婆夫妻的獨生女,20年前嫁去台灣。那時候她還像孕穗般稚嫩,聽說才滿18歲,別人介紹她跟台灣人結婚。那年,村裡多少男孩為那個又善良又漂亮的女孩傾倒,突然間聽說有人做媒,要嫁給台灣某個富裕人家,村裡的男孩們惋惜得發愣,但人們也為六婆夫妻開心,說不定阿月去那邊還可以換另一種人生,否則以她的家境,不曉得何時才能抬頭做人。

椰子葉鋪著屋頂的歪斜房子,除了幾個下雨天用來接雨水的瓢盆,也沒什麼有價值的東西。六婆的先生廖翁長年病痛,那時正在潛水挖牡蠣,卻突然中風,現在只能躺在床上。阿月當時的課業很好,但也不得不休學,六婆則是得為每一餐奔波張羅。

原以為阿月過去可以讓六婆夫妻的日子好過一些,但約莫3年後,別人帶著癡呆的她回來。夫家說她患了精神病,所以退回娘家。聽說在那邊有個快兩歲的女兒,但夫家養著。他們怕她發作時會掐死自己的女兒。逾一年後,廖翁過世了。

六婆就這樣照顧阿月,應該也有十幾年,沒人記得清楚。阿月日復一日徘徊在菜園裡,六婆早晨去市場販售後,又回家看顧她。她動不動就在村裡繞,然後叫喊,見別人家的孩子就抱起來,讓誰都害怕。萬一她發瘋,可能往人家孩子頭上賞一塊石頭。每過幾天她又把舊衣服拉出來捲成人偶形,整晚抱著,嘴裡又喃喃自語:「阿妹!阿妹!」任誰都不能碰她的東西。也沒人聽懂她說什麼。

大家對她母女倆的環境都有所感觸。很多時候想帶食物去給她們,但又害怕被追著打。她還是一樣,像圓月一樣漂亮──才20出頭的年紀。但村裡的男孩誰敢再對她這瘋子顧上一眼?

除了發作的時候,她也有清醒的時間。偶爾也會到菜園裡跟六婆一起翻土、拔草。後院有一棵梅花樹,六婆幾次打算叫人來買,因為已經很多年都沒開花。葉子茂盛,掉得滿地,讓她每天都要掃兩次。但好幾次找人來把梅花樹搬走,都被阿月追著打,不許賣。

梅花樹很大,也有十幾年了──阿月在自己年幼時就種下。以前,六婆記得有一次她曾說,以後如果生女兒一定取名為「梅」。她說她喜歡梅花,因為梅花會掉落但不枯萎。她說:梅花開的時候是為生命全力以赴,到花期的盡頭離開樹枝掉落地上,仍堅決維持鮮黃的顏色,而不願意在樹枝上枯萎。以前,阿月的作文課成績很好,所以對什麼都很浪漫。現在卻時醒時癲,但她偶爾也會在梅花樹下澆水、拔草,即便那麼多個年節未曾開花。六婆心想,不曉得是不是偶然,自從她癡呆地回越南到現在,梅花樹再也不開花了。

素未謀面的外孫女

兩年前,暴風雨把屋頂掀走之後,地方政府為六婆母女蓋了一棟四級的情義屋。收拾房子時,六婆看到一個舊行李箱塞在床底。那行李箱因為泡過洪水而斑駁,拉鍊也生鏽無法拉開。它這十幾二十年來一直都躺在床角,自從阿月被夫家退回來,始終未曾打開。六婆用刀子劃過拉鍊布,看看裡頭有什麼東西。當年的回憶瞬間湧起──她心愛的女兒突然在瘋癲的狀況下回來──那使她感到憂傷並哭了起來。

她看到當年為阿月去台灣夫家而準備的幾套衣服、一面鏡子和竹製梳子。最後的晚上,母女倆一起睡,還談了多少的心。說再想家也要為自己和孩子的將來努力。說生了孩子之後要讓孩子回來看外公外婆……

行李箱底下有一個小盒子,外面包了兩層塑膠袋。輕輕的剝開每一層,六婆看到一件被小心翼翼包好、內裡繡著中文字的嬰兒服,以及一張阿月手上抱著約莫一歲嬰兒的照片時,她愣住了。

她猜測,應該是阿月的女兒──那個她從未謀面的外孫。她長得跟媽媽小時候一樣。兩行淚水就這樣滑落在年過半百的女人那黝黑風塵的臉頰。那麼多年辛苦照顧生病的先生,然後唯一的女兒變成瘋癲。擦掉淚水,六婆將照片裹回嬰兒服裡,收起來。

不再有眼淚的人生

在那才蓋幾個月、還留著水泥味的情義屋裡,左鄰右舍進進出出探望阿月。平時都怕來串門子會被追著打,但她今天整個趴在床上了。大家都很心疼她!這整個月她都在生病,什麼都不肯吃。醫生說她精神衰弱太嚴重了。整個禮拜,六婆每天都守在她身邊。昨天還能逼她喝幾口稀飯,今天怎麼都掰不開她的嘴來把食物送進去。蚊帳垂掛一整天也懶得收起來。她斜躺在一角,嘴裡一直呢喃著:「阿妹!阿妹!」沒人曉得她在唸什麼。

那一整天,她抓著六婆的手不放,再支吾地指向院子裡的梅花樹。六婆明白,她想要死後被葬在那梅花樹下。

那晚凌晨3點鐘,她在六婆的懷裡走了。

她的葬禮很簡陋。村裡的鄰居募捐為她買了一口棺木。靈堂上的照片也沒太好,因為她過世時體重只有30幾公斤,很憔悴,只剩下皮包骨而已。六婆拿出她和女兒的合照,請人放大來當遺照。

阿月過世那天,六婆連哭的力氣都沒有。不是六婆不疼她,而是過了這麼多年,她還哪來眼淚可以哭。於六婆,那麼多個瘋瘋癲癲的年頭,人們也不當她是人了,現在歸土,也是為她脫離這一場多事的人生。

能不能,把那個失去的孩子找回來?

阿月做滿七的那天,六婆打算拿她的牌位去燒,突然發現照片背後有一行中文字。她想起從未見過的外孫。內心深處,六婆仍想知道她是死是活。六婆默默地數,她如果還在,這時候應該也十幾二十了。

那麼多年辛苦地過活,誰還有心思去想新年是什麼東西,更別說算歲數和年數。她只知道,別人幫阿月寫訃聞時,阿月37歲。

拿著照片看了一會,六婆又將它收回盒子裡。

一眨眼就到阿月的第一個忌日,六婆準備了祭拜的飯菜。有幾位鄰居來家裡陪她,聊起上村的武翁有個女兒嫁去台灣也十多年了。人家說武翁家有福氣,女兒嫁去台灣,但每年都帶老公和公婆回越南探望。

那天下午,六婆將裹在嬰兒服裡的照片帶去武翁家,請武翁的女兒幫忙打聽在台灣的外孫消息。如果照片背後的字是地址,說不定六婆還能夠尋回她那唯一的外孫女。六婆只想知道她是死是活,讓她心裡不用再牽掛。

照片已經斑駁多處,因為也過了近20年,但背後的確寫著在台灣的一處地址,字還可以看得清楚。阿鶯──武翁的女兒向六婆允諾會幫她找到這個地址。

找到真相

回到台灣,即便很忙,阿鶯仍掛心六婆那天的眼神,所以決定安排搭一趟5個鐘頭的火車到屏東,循著那照片背後的地址去找。她遇到阿月先生的姊姊。

談話的內容讓阿鶯釐清了所有事情。

那姊姊說5年前已經想帶她正在扶養的姪女回越南找阿月,但沒有任何消息或資訊。姊姊說:那時候她弟弟和另一個女人有外遇。阿月發現大發醋意,嚷嚷著要帶孩子離家。阿月先生酗酒,常常對阿月施以暴行。可能因為產後憂鬱加上所受的委屈和常被毆打,後來阿月就常常自言自語,常把頭去撞牆。因為想留下扶養孫女的權益,公婆跟別人說阿月跟男人亂來,沒有資格養孩子,要把她退回越南。雖然目睹所有事情,但也因為寵著那叛逆的弟弟,姊姊也沒阻擋。後來,父母過世,幾年前阿月的先生酒駕闖禍也過世了。姊姊就養著阿月的女兒。

5年前,姊姊將所有事情告訴姪女,讓她知道媽媽不是爺爺、奶奶和爸爸這麼多年來常跟她說的樣子,從她1歲那年就跟男人跑了,讓她知道媽媽是因為被爸爸施暴所以才發瘋。經過那麼多年對媽媽只有一個「恨」字,她更渴望找回媽媽,但也沒有任何線索可循。

「妳想要找阿月嗎?這照片、這衣服是不是繡著『小梅』──小妹妹的名字呢?」

終於綻放的梅花

臘月廿三,武翁去通知六婆,他女兒會帶阿月的女兒回越南,讓六婆好幾個晚上都睡不著。她就躺著,想像那小女嬰已長得多大,像不像阿月年輕的時候?

臘月廿八!

小小的市場突然熱鬧了起來。人們耳語,說六婆的外孫從台灣回來和她過年。她羞澀地跟在六婆後面,旁邊還有阿鶯,武翁的女兒同行翻譯。

「誰啊六婆?」

「小梅,阿月的女兒。」六婆回答。

「哇噻!她怎麼這麼像媽媽!好漂亮啊!」

「嘿啊!漂亮齁。今年19歲了呢。」

六婆眼中燃閃爍著滿足的神情。也不知道已經多久了,她心中還有一個真正的年節。

那年,梅花樹突然開花,染黃了院子的一角!

故事結束!

(作者按:依據風俗,至今在南部的少數省份如錢江省,去世的人會安葬在家後院,是屋子後方一處寬闊的庭院。)

—–
本文為雙語呈現,以下為原文:

Năm ấy, hoa mai nở

Sáng nay, bà Sáu với đứa cháu gái ra chợ mua đồ ăn về làm cơm. Ai cũng nhận ra nét mặt tươi tỉnh khác xa với sự rầu rĩ của bà bấy nhiêu năm. Mọi khi chả cười chả hỏi ai bao giờ,hôm nay gặp mọi người thì đon đả.

Cô bán cá gọi với hỏi:

-Hôm nay chợ tết mà không bán rau à bà Sáu? Con gái cái Nguyệt ở Đài Loan về được bao lâu?

Nguyệt là đứa con gái duy nhất của vợ chồng bà Sáu gả sang Đài Loan hai chục năm về trước. Hồi còn đang mơn mởn như lúa lên đòng,nghe nói mới tròn 18 ,nó được người ta giới thiệu lấy chồng Đài Loan.Năm ấy, bao trai làng chết mê chết mệt với con bé vừa lành vừa đẹp.Ấy mà đùng một cái nghe nói người ta dắt mối cho đám bên Đài Loan gia đình giàu lắm.Trai làng cứ tiếc ngẩn ngơ nhưng người ta bảo thôi thì cũng mừng cho vợ chồng bà Sáu. Biết đâu,cái Nguyệt sang bên đó lại đổi đời chứ cứ nhìn cái hoàn cảnh nhà bà thì biết đến kiếp nào mới ngóc cổ lên được.

Căn nhà lợp mái dừa xiêu vẹo,chả có gì giá trị ngoài mấy cái xô chậu nhôm hứng nước mỗi khi trời mưa. Ông Liêu,chồng bà thì bệnh tật quanh năm.Ngày ấy do bị tai biến trong lúc lặn để cạy hàu nên giờ cứ nằm một chỗ. Cái Nguyệt ngày đó cũng học được lắm mà cũng phải nghỉ học từ đó. Bà Sáu thì cứ chạy gạo ăn từng bữa.

Cứ tưởng cái Nguyệt sang đấy sẽ giúp vợ chồng bà đỡ khổ.Vậy mà chừng gần 3 năm,người ta dẫn nó về trong ngây dại.Gia đình chồng nói nó bị thần kinh nên trả về. Nghe đâu ở bên đấy có đứa con gái gần 2 tuổi nhưng nhà chồng nuôi.Họ sợ lúc lên cơn nó bóp cổ con nó. Hơn năm sau thì ông Liêu mất.

Bà Sáu cứ vậy trông nom cái Nguyệt có lẽ mười mấy năm ,không ai nhớ rõ.Ngày ngày bà cứ quanh quẩn với cái vườn rau. Sáng tranh thủ ra chợ bán rồi lại về trông chừng nó. Hở ra nó đi quanh ấp rồi la hét,rồi gặp đứa nhỏ nào con nhà người ta,nó lại bế thốc lên làm ai cũng sợ.Nhỡ đâu nó điên lên cho con nhà người ta ăn cục gạch vào đầu. Cứ vài hôm nó lại lôi mấy cái quần áo cũ ra nhồi lại làm thành hình nộm rồi ôm cả đêm,miệng lẩm bẩm: “ A mấy! A mấy!”.Chẳng ai động vào được của nó. Cũng chẳng ai hiểu nó nói cái gì.

Mọi người ai cũng cám cảnh cho 2 mẹ con.Nhiều lúc muốn mang đồ ăn sang cho nhưng cứ sợ bị đuổi đánh.Nó vẫn xinh,vẫn đẹp như trăng rằm vậy- cái tuổi vừa đôi mươi. Nhưng trai làng ai mà dám đoaí hoài đến một con điên như nó.

Trừ những lúc lên cơn,cũng có lúc nó tỉnh.Thỉnh thoảng vẫn ra vườn cuốc đất ,nhặt cỏ với bà Sáu. Sau vườn có cây mai,bà định gọi người bán mấy lần .Vì bao nhiêu năm rồi chả ra hoa. Lá thì um tùm,rụng hết ra ngõ làm bà cứ ngày 2 lượt quét.Mà gọi mấy lần người ta đến bứng gốc đi thì cái Nguyệt lại ra đuổi đánh, không cho bán.

Gốc mai to lắm,cũng phải mười mấy năm rồi- nó trồng từ hồi còn con gái. Ngày xưa,bà nhớ có lần nó nói với bà sau này nó mà đẻ con gái nhất định đặt tên”Mai”. Nó bảo nó yêu hoa mai,vì mai dù có tàn nhưng không héo. Nó bảo: hoa mai khi nở hết mình với đời, đến lúc tận cùng khi lìa cành rơi xuống đất vẫn nhất quyết giữ sắc vàng tươi chứ nhất định không chịu héo úa trên cây. Ngày xưa,nó học giỏi văn nên cái gì cũng lãng với mạn.Giờ thì lúc tỉnh lúc điên,nhưng thỉnh thoảng nó cũng tưới nước với nhổ cỏ dưới gốc mai dù bao nhiêu năm chẳng tết nào ra hoa. Bà Sáu ngẫm không biết có phải trùng hợp, đúng từ cái năm nó ngây dại về lại Việt Nam đến giờ, mai không ra hoa nữa.

2 năm trước ,sau đợt lũ tốc đi cả mái nhà,hai mẹ con bà Sáu được địa phương xây cho căn nhà tình thương cấp 4. Lúc dọn dẹp,bà thấy có cái vali cũ để ở gầm giường.Chiếc vali loang lổ do đợt nước lũ,khóa kéo cũng hoen gỉ không mở ra được.Nó vẫn nằm ở góc giường mười mấy hai chục năm nay, từ ngày cái Nguyệt bị gia đình chồng trả về mà chưa một lần được mở.Bà Sáu lấy con dao khẽ rạch khóa kéo xem bên trong có gì.Bất chợt một cảm giác ngậm ngùi với kí ức năm ấy- khi đứa con gái mà bà yêu thương bỗng trở về trong điên dại làm bà bật khóc.

Bà thấy một vài bộ quần áo,chiếc gương với lược tre ngày ấy bà chuẩn bị cho cái Nguyệt trước khi sang nhà chồng bên Đài Loan.Vào đêm cuối, hai mẹ con nằm còn thủ thỉ với nhau biết bao điều.Rằng con có nhớ nhà thì cố gắng vì tương lai của con và của con con.Rằng đời con gái như mẹ cũng đủ khổ rồi .Rằng khi nào đẻ con thì cho nó về thăm ông bà ngoại…….

Dưới đáy vali có 1 chiếc hộp nhỏ lại được bọc bằng 2 lớp túi bóng bên ngoài. Nhẹ nhàng gỡ từng lớp, bà Sáu lặng đi khi thấy chiếc áo trẻ sơ sinh mặt trong có thêu chữ tiếng trung gói cẩn thận với tấm hình cái Nguyệt ẵm đứa nhỏ chừng 1 tuổi trên tay.

Bà đoán chắn là con cái Nguyệt-đứa cháu ngoại bà chưa từng thấy mặt một lần.Nó giống mẹ nó hồi còn nhỏ quá.Hai hàng nước mắt cứ thế lăn dài trên gò má đen sạm đầy sương gió của người đàn bà tuổi xế chiều. Bấy nhiêu năm cơ cực trông nom chồng bệnh tật rồi đến đứa con duy nhất điên dại.Quệt hàng nước mắt,bà gói lại tấm hình vào trong chiếc áo sơ sinh rồi cất đi.

Trong căn nhà tình thương còn nguyên mùi vữa mới cất được mấy tháng,bà con chòm xóm ra vào hỏi thăm cái Nguyệt.Thường ngày cứ sợ sang là bị đuổi đánh,hôm nay thì nó nằm bẹp 1 góc giường rồi. Ai cũng xót cho nó quá! Nó bệnh cả tháng nay,chẳng chịu ăn gì. Bác sĩ bảo nó suy nhược thần kinh quá rồi. Cả tuần nay,bà Sáu cứ túc trực bên nó suốt ngày. Hôm qua bà còn ép nó húp được vài thìa nước cơm loãng. Hôm nay cạy miệng đổ cũng không vào. Chiếc mùng buông thõng cả ngày chẳng buồn vấn lên nữa.Nó nằm nghiêng một góc ,miệng cứ lầm bẩm:”a mấy! a mấy”.Chả ai hiểu nó nói gì cả.

Suốt hôm ấy nó cứ cầm khư khư tay bà Sáu rồi ú ớ chỉ ra cây mai ngoài vườn. Bà hiểu nó muốn rằng sau khi nó mất hãy chôn cất nó dưới gốc mai.

3 giờ đêm hôm ấy nó mất trong vòng tay bà .

Đám ma nó sơ sài lắm! Bà con trong ấp gom góp mua cho nó chiếc quan tài.Tấm ảnh trên ban thờ cũng chẳng được tử tế. Vì lúc nó mất còn được ba mấy kí, trông tiều tụy lắm,chỉ còn xương không thôi.Bà Sáu lôi ra tấm hình nó chụp với con nó nhờ người ta phóng ra để làm ảnh thờ.

Ngày cái Nguyệt mất,bà Sáu không khóc nổi. Không phải bà không thương nó, mà bấy nhiêu năm còn đâu nước mắt để bà khóc nữa. Với bà bấy nhiêu năm điên dại,người đời có coi nó là người đâu thì giờ nó về với đất chi bằng giải thoát cho nó khỏi kiếp đa đoan này.

Hôm cúng 49 ngày của Nguyệt,bà Sáu định lấy tấm hình 2 mẹ con nó đem đốt thì chợt thấy phía sau có hàng chữ tiếng trung. Bà bỗng dưng nhớ đến đứa cháu ngoại mà chưa một lần gặp. Trong thâm tâm bà vẫn muốn biết nó còn sống chết thế nào?Bà nhẩm,nếu nó còn thì giờ này cũng mười mấy đôi mươi rồi.

Bao nhiêu năm cơ cực ở vậy,có biết năm mới là thế nào đâu mà tính tuổi với tính năm. Bà chỉ biết hôm người ta viết cáo phó cái Nguyệt là 37 tuổi.

Vân vê tấm hình một hồi,bà lại cất vào trong hộp .

Rồi thoắt cái đến giỗ đầu cái Nguyệt, bà có làm mâm cơm cúng.Có mấy người hàng xóm sang với bà, trò chuyện về nhà ông Vũ ấp trên có con gái lấy chồng Đài Loan được chục năm rồi.Người ta bảo nhà ông Vũ được phước,con gái lấy chồng Đài Loan mà năm nào cũng dẫn chồng với bố mẹ chồng về Việt Nam chơi.

Chiều ấy bà gói tấm hình trong chiếc áo mang đến nhà ông Vũ nhờ con gái ông ấy dò la về đứa cháu bên Đài Loan. Nếu sau tấm hình là địa chỉ biết đâu bà tìm được manh mối về đứa cháu gái duy nhất ấy.Bà chỉ cần biết là nó còn sống hay đã chết để bà khỏi đau đáu trong lòng.

Tấm hình đã loang lổ vì cũng đã gần hai chục năm rồi nhưng mặt sau đúng là có ghi 1 địa chỉ bên Đài Loan,vẫn có thể nhận ra được chữ.Oanh -con gái ông Vũ hứa với bà Sáu sẽ giúp bà tìm đến địa chỉ này.

Trở lại Đài Loan,dù bận việc lắm nhưng Oanh vẫn canh cánh trong lòng ánh mắt của bà Sáu hôm ấy nên quyết tâm sắp xếp 1 chuyến tàu 5 tiếng xuống tỉnh Bình Đông lần theo địa chỉ ghi sau tấm hình. Cô gặp được chị chồng của Nguyệt.

Cuộc trò chuyện làm Oanh vỡ lẽ tất thảy mọi chuyện.

Chị ta nói rằng 5 năm trước đã muốn đưa đứa cháu mà chị đang nuôi về Việt Nam để tìm Nguyệt nhưng không có manh mối thông tin gì hết.Chị kể: ngày đó em trai của chị có cặp bồ với một cô gái khác. Nguyệt phát hiện đã lên cơn ghen và đòi ôm con bỏ đi. Chồng nó hay rượu,hay đánh cái Nguyệt lắm.Lúc đó con bé con mới hơn 1 tuổi. Có lẽ vì trầm cảm sau khi sinh cộng thêm những uất ức, những trận đòn mà thời gian sau đó nó thường xuyên nói nhảm, hay đập đầu vào tường. Vì muốn giữ quyền nuôi cháu nên bố mẹ chồng bảo với người ta rằng cái Nguyệt nó theo trai,không có tư cách nuôi con, trả nó về Việt Nam.Dù chứng kiến tất cả nhưng cũng vì chiều đứa em trai ngỗ ngược nên chị cũng không can ngăn gì.Sau này,bố mẹ mất,rồi mấy năm trước chồng Nguyệt vì lái xe trong lúc say rượu gây tai nạn rồi mất. Chị đã nuôi con của Nguyệt.

5 năm trước, chị đã nói hết cho bé biết sự thật ,rằng không phải mẹ nó theo trai bỏ đi từ lúc nó lên 1 tuổi như bao năm qua ông bà nội và bố nó vẫn gieo vào đầu nó như thế.Biết là vì bị bố đánh đập mà hóa điên,trong khi con bé bao nhiêu năm nghĩ về mẹ nó chỉ một chữ “ hận”,nó càng khao khát tìm được mẹ nhưng chẳng có manh mối nào.

Chị có muốn tìm Nguyệt không?Tấm hình này,chiếc áo này có phải thêu chữ “Tiểu Mai”-tên con bé không?

Hôm 23 tết,ông Vũ sang báo với bà Sáu nói con ông sẽ đưa con bé con cái Nguyệt về Việt Nam làm bà suốt mấy đêm không thể nào chợp được mắt.Bà cứ nằm rồi mường tượng ra con bé đã lớn chừng nào,có giống mẹ cái Nguyệt hồi con gái không?

28 tết!

Khu chợ nhỏ bỗng rộn ràng lên hẳn. Người ta kháo nhau,cháu bà Sáu bên Đài Loan về ăn tết với bà.Nó bẽn lẽn đi theo bà Sáu,bên cạnh có cả cái Oanh con ông Vũ đi theo phiên dịch nữa.

-Ai vậy bà Sáu?

-Con cái Mai, con gái cái Nguyệt đấy.Bà Sáu đáp.

-Mèng ơi! Sao nó giống mẹ nó quá vậy trời!Xinh gái quá!

-Ừa! xinh gái hen. Năm nay 19 rồi đấy.

Đôi mắt bà Sáu ánh lên niềm mãn nguyện .Cũng không biết bao lâu rồi,trong lòng bà có một cái tết thực sự.

Năm ấy,hoa mai bỗng nhiên nở,nhuộm vàng cả một góc vườn!

Hết!

(Chú thích:theo phong tục cho đến ngày nay một số ít tỉnh miền Nam(ví dụ như Tiền Giang),người khuất được an táng ở ngay sau vườn nhà-khu vườn rộng phía sau nhà.)

標籤: ,